Truyền thông nhà nước và Hoàng Sa

    [hsts1974-hoangsatruongsa]

    Truyền thông nhà nước và Hoàng Sa

    Cập nhật: 16:42 GMT - chủ nhật, 19 tháng 1, 2014


    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
    Hoa tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa ở Hà Nội hôm 19/1/2014
    Hoa tưởng niệm tử sỹ hải chiến Hoàng Sa 1974 ở Hà Nội hôm 19/1/2014
    Chính quyền Việt Nam lúc đầu cho phép báo chí đưa tin bài, một số địa phương tổ chức đánh dấu 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn chiếm (17/01/1974-17/01/2014), nhưng sau đó đột ngột dừng chủ trương này vì chịu áp lực từ Trung Quốc, theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
    Trao đổi với BBC hôm 19/01/2014 từ Sài Gòn, cựu Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên cho rằng áp lực này có thể đã tác động tới cấp Bộ Chính trị hoặc thậm chí 'xa hơn Bộ Chính trị' Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Ông Chênh cho rằng có thể Trung Quốc đã có phản ứng rất mạnh mẽ và buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải xem xét lại chủ trương của mình, do đó đã dẫn tới việc nhiều báo đài phải dừng đưa tin bài từ hôm 18/1, một lễ tưởng niệm chính thức ở một huyện thuộc Đà Nẵng đã phải dừng ngay trước thềm khai mạc.
    Ông nói: "Tất cả những gì thể hiện trên báo chí đều phải được thay đổi từ trên cấp lãnh đạo, và chúng tôi nghĩ rằng lãnh đạo mình (Việt Nam) đã có thay đổi mạnh mẽ, để đối kháng lại những thái độ hung hăng kể cả của Trung Quốc trên Biển Đông, mà thể hiện ra càng ngày càng dồn dập như đưa hàng chục ngàn tàu cá, rồi tuyên bố 'đường lưỡi bò', rồi sau đó tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá v.v...
    'Lãnh đạo cũng như dân?'
    "Sau đó mọi người xôn xao và nói rằng có lệnh ở trên bắt phải ngưng lại hết, lệnh đến từ đâu thì có người nói đến từ Bộ Chính trị, có người nói còn xa hơn Bộ Chính trị nữa, chắc chắn là có phản ứng, qua đó thấy chắc chắn là có phản ứng của phía nhà cầm quyền Trung Quốc"
    Blogger bình luận về nguyên nhân của sự thay đổi chủ trương:
    "Sau đó mọi người xôn xao và nói rằng có lệnh ở trên bắt phải ngưng lại hết, lệnh đến từ đâu thì có người nói đến từ Bộ Chính trị, có người nói còn xa hơn Bộ Chính trị nữa, chắc chắn là có phản ứng, qua đó thấy chắc chắn là có phản ứng của phía nhà cầm quyền Trung Quốc."
    Tuy nhiên, ông Chênh cũng bày tỏ một cấp độ cho thấy ít nhiều có sự chia sẻ và kỳ vọng nhât định đối với áp lực mà giới lãnh đạo tại Hà Nội đang phải chịu đựng.
    Ông nói: "Quy suy luận chúng ta thấy rằng là phải có áp lực mạnh như vậy, vì tôi không tin rằng những ông ở Bộ Chính trị, những ông ở cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam là không yêu nước, không có những phản ứng trước thái độ hung hăng của nhà cầm quyền Trung Quốc,
    "Tôi tin chắc như vậy, các ông đó cũng như người dân cùng một tâm trạng, đều có ý muốn phải giành lại chủ quyền, phải đứng vững trước mọi áp lực cùa ngoại bang," blogger nêu quan điểm với BBC.




    Posted by bbc on January 20, 2014 at 04:43:57:


    [hsts1974-hoangsatruongsa]