Nói lại về trận Hoàng Sa

    [hsts1974-hoangsatruongsa]

    Nói lại về trận Hoàng Sa

    Trần Trọng Ngà
    Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ
    Cập nhật: 16:43 GMT - thứ tư, 12 tháng 2, 2014

    Tác giả không đồng ý với bài viết của phóng viên Bill Hayton về trận Hoàng Sa
    Mới đây trang web BBC đăng tải bài viết của tác giả Bấm Bill Hayton về trận hải chiến Hoàng Sa.
    Nhận thấy đây là bài viết có nhiều chi tiết không đúng với sự thật, đồng thời nội dung lại thiếu tính cách khách quan cần thiết của một bài viết trình bày một biến cố lịch sử quan trọng, chúng tôi từ Ủy Ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa (UBHS) thấy có trách nhiệm cần nêu ra những sự kiện sau.

    Các bài liên quan
    40 năm hải chiến Hoàng Sa
    Đằng sau chính sách kỷ niệm Hoàng Sa
    Từ Hoàng Sa nghĩ về tính toán của TQ
    Chủ đề liên quan
    Tranh chấp lãnh thổ, Diễn đàn

    Các chi tiết không đúng sự thật trong bài viết kể trên chính yếu là:
    Đại Tá Đỗ Kiểm không phải là “người có cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ hải quân VNCH“ như bài viết nhắc đi nhắc lại. Trong Quân chủng Hải quân (HQ) VNCH lúc bấy giờ, ngoài vị Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó, còn có nhiều cấp tướng lãnh khác cao cấp hơn Đại Tá Kiểm. Riêng tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân lúc xẩy ra trận Hoàng Sa, dù Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó không hiện diện, nhưng còn có Phó Đề đốc Tham Mưu Trưởng Hải Quân, cấp bậc cao hơn Đại Tá Kiểm;
    Vào buổi sáng ngày diễn ra cuộc chiến, Tư Lệnh HQ, Đề đốc Trần Văn Chơn đang trên máy bay từ Sài Gòn đến Đà Nẵng với dự tính sẽ trực tiếp theo dõi trận chiến. Rất tiếc khi ông đến nơi thì cuộc chiến đã chấm dứt. Vì vậy không có cái gọi là “Ở sở chỉ huy đã có sự hoang mang “ và sự kiện “ông Chơn đã yêu cầu phải có bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo đó.”
    Tương tự, cũng trong buổi sáng ngày diễn ra cuộc chiến, Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh phó HQ, cũng đang trên đường bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng theo chỉ thị của Đề đốc Chơn để theo dõi các diễn biến tại chỗ.
    Vì vậy các từ ngữ “biến mất”, “mất tích” trong bài viết của ông Hayton để chỉ việc không liên lạc được với các cấp chỉ huy của HQ đã tạo ra sự ngộ nhận.
    Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên Hải, trú đóng tại Đà Nẵng, trực tiếp liên lạc với lực lượng các chiến hạm HQ tham chiến là người đã ra lệnh nổ súng, không phải Đại Tá Đỗ Kiểm.

    Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại được cho là người ra lệnh nổ súng
    Trên đây chỉ là một số trong nhiều chi tiết không chính xác trong bài viết của ông Hayton. Các sai lầm này chứng tỏ tác giả đã thiếu cẩn trọng trong việc sưu khảo tài liệu. Thay vì truy tầm nhiều nguồn để tìm ra các sự kiện khách quan mà độ chính xác cao, ông Hayton đã chỉ đọc một vài tài liệu (bằng tiếng Anh) trong đó tác giả trình bày các sự kiện theo góc độ riêng tư, phiến diện, theo cảm quan và ký ức, không được đối chiếu, phối kiểm.
    Cũng vì khuyết điểm quan trọng này mà tác giả bài “Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974” đã đi đến kết luận “trận chiến là một thảm họa”. Ông Hayton không biết rằng mặc dù HQVNCH mất một chiến hạm và 74 quân nhân đã hy sinh nhưng chính sự hy sinh sinh mạng và hao tốn chiến cụ này đã là một chứng cớ cụ thể xác quyết quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và người Việt đã đổ máu để bảo vệ.
    Đây là một bằng chứng thực tế không thể hiểu sai, bên cạnh các bằng chứng về lịch sử và địa lý, để xác nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam mà Trung Cộng đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Trong ý nghĩa đó, trận hải chiến Hoàng Sa là một chiến tích quan trọng của dân tộc Việt.
    Muốn biết thêm chi tiết về trận Hải chiến Hoàng Sa, xin đọc “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974” do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa biên soạn và ấn hành năm 2010, sau 5 năm nghiên cứu tài liệu và thực hiện hơn 30 cuộc phỏng vấn các quân nhân Hải Quân VNCH, từ các sĩ quan chỉ huy cao cấp đến các quân nhân tham chiến trận Hoàng Sa, cùng quân nhân các quân binh chủng bạn, các chính khách VNCH đương thời và một số chuyên gia.
    Bài giới thiệu tác phẩm này của tác giả Trần Bình Nam với tên “Đọc cuốn Hải Chiến Hoàng Sa” cũng đã được đăng tải trên Bấm trang mạng của BBC.
    Nhân đây, chúng tôi cũng xin thông báo, để tránh tình trạng vì thiếu tài liệu bằng ngoại ngữ dẫn đến những ngộ nhận tai hại như bài viết của ông Bill Hayton, Ủy Ban đang nỗ lực dịch cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974” ra Anh ngữ, với dự tính sẽ hoàn thành trong năm 2015.
    Tác giả là chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa, do các cựu quân nhân hải quân Việt Nam Cộng Hòa thành lập




    Posted by bbc on February 12, 2014 at 20:35:39:


    [hsts1974-hoangsatruongsa]