Chủ Quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Chào Qúi Vị,

Chủ Quyền Hoàng Sa, Trường Sa:


Xem Clip, Đại Úy Phạm Hải Minh Công An Hoàn Kiếm, Hà Nội đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức, người đi Biểu tình chống TQ Ngày 17, tháng 7, 2011. Anh Đức là đảng viên Cộng Sản.

Đường chữ U hay Lưỡi Bò mà Trung Quốc vẽ ra là bất hợp pháp vô lý, vớ vẩn, hiếu chiến, tham lam, bẩn thỉu, và không dựa trên bất cứ cơ sở nào, cũng không có giá trị theo luật quốc tế, đặc biệt là theo Công ước luật Biển Liên Hiệp Quốc năm 1982. Đường Lưỡi Bò đe doạ lớn hoà bình ở Đông Nam Á.

Theo Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc, lãnh hải của mỗi nước dù nước lớn hay nhỏ là 200 Hải Lý; Trung Quốc và Việt Nam đã ký luật biển 1982.

Trung Quốc không chứng minh được Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, nên không dám đem vấn đề tranh chấp ra quốc tế, vì sẽ bị lên án là Thực Dân. Chúng đưa ra 2 chứng minh ngụy biện, vu vơ, vớ vẩn, và vô lý:

- Lý do lịch sử: 2000 năm trước tàu bè họ qua lại Biển Đông. Thật là vớ vẩn và vô lý.
- Lá thư Phạm Văn Đồng: Lá thư hay công hàm này không phải hiệp định, nên không có giá trị Pháp Lý Quốc Tế. TQ đem lá thư này để chứng minh Biển Đông là của họ, thật là ngụy biện, đánh lận con đen. Một cường Quốc mà không hiểu công pháp quốc tế sao? Chúng chỉ đem ra để hù VN thôi. Nếu lá thư này là hiệp định thì TQ đưa tranh chấp ra quốc tế ngay, và VN chỉ khoan tay cho giặc cướp quê hương mình.

TQ, CSVN, và một số người Việt Hải Ngoại bàn luận về lá thư Phạm văn Đồng. Thư bàn luận thực chất lá thư này thế nào?
1. Pháp Lý Quốc Tế: Vì không phải Hiệp định, nên lá thư này không có giá trị Pháp lý Quốc Tế.
2. Chính trị, Ngoại Giao: Nói cho đẹp một chút, thì lá thư có tính cách ngoại giao để ngữa tay xin viện trợ vũ khí.
3. Bán Nước: Lá thư này không phải hiệp định, nên không có giá trị đối với Việt Nam. Bán hay nhượng phải ký hiệp định có ghi rõ địa danh, diện tích, ranh giới. Lá thư này không bán mà cũng không nhượng. Một số người Việt tức giận, nên lên án lá thư này bán nước.
4. Nịnh bợ: Nhưng nói theo ngôn từ bình dân, nói thẳng ra là nịnh bợ TQ lúc bấy giờ. Phạm Văn Đồng không cần viết lá thư này, im lặng, TQ vẫn viện trợ vũ khí đánh miền Nam anh em.

Chỉ có Hiệp Định ký kết giữa 2 chính phủ mới có giá trị Pháp Lý Quốc Tế theo Công Pháp Quốc Tế. Hiệp định chỉ 1 bên ký cũng không có giá trị, huống gì lá thư. Hiệp Định Quốc Tế Geneve 1954, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Nam Việt Nam (VNCH). Chỉ có Vịnh Bắc Bộ thuộc miền Bắc VN có biên giới với TQ. lúc ấy. Hơn nữa, lá thư ấy công nhận hải phận Trung Quốc là 12 Hải Lý, và không đề cập tới Hoàng Sa và Trường Sa.

Có người cho rằng Phạm Văn Đồng bán hay nhượng (hay có ý định=intend) Hoàng Sa và Trường sa cho Trung Quốc trong lá thư Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9, 1958; chúng đánh hỏa mù, và đánh lận con đen, mong đổi đen thành trắng. Phạm Văn Đồng lấy tư cách gì để bán hay nhượng Hoàng Sa và Trường Sa cho giặc Tàu trong khi VNDCCH miền Bắc VN không có chủ quyền trên 2 quần đảo này lúc ấy. Muốn bán hay nhượng thì phải có chủ quyền, và phải có hiệp định ký kết giữa 2 chính phủ, và ghi rõ địa danh, tọa độ, diện tích ... trong Hiệp Định. Một lá thư không thể bán hay nhượng được. Hơn nữa, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của miền Nam (VNCH) theo Hiệp Định Geneve 1954 chia đôi Việt Nam thành 2 nước.

Dù là bán như Mỹ mua Alaska, Mỹ trả tiền cho Nga, và có hiệp định bán, có ghi rõ địa danh, diện tích, và ranh giới. Dù là nhượng, thì cũng phải có hiệp định ký kết giữa 2 chính phủ, và ghi rõ nhượng cái gì, như hiệp định biên giới. Lá thư Phạm Văn Đồng chỉ có tính cách ngoại giao, không có giá trị Pháp lý Quốc Tế, không có giá trị đối với nước Việt Nam, và Việt Nam không có bổn phận phải thi hành. Vả lại thi hành cái gì?

Chính phủ Việt Nam hiện nay tuyên bố Hoang Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Để thể hiện lời tuyên bố này, chính phủ Việt Nam phải chấm dứt đàn áp biểu tình chống Trung Quốc. Nếu đảng Cộng Sản VN tiếp tục đàn áp người biểu tình, và nhu nhược với Trung Quốc, Nhân Dân/Đồng Bào Việt Nam sẽ hiểu rằng đảng Cộng Sản VN làm tay sai cho giặc Phương Bắc.

Nữ sinh hùng biện về chủ quyền biển đảo, Hoang Sa - Trường Sa
Biên giới Việt Nam:

1. Phía Bắc có biên giới chung với Trung Quốc: Từ Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc tới Lào.
2. Phía Tây có biên giới với Lào và Kampuchia (Cambodia).
3. Vịnh Hạ Long có biên giới với Trung Quốc từ Móng cái tới Đảo Hải Nam (TQ). Hải Phận Trung Quốc tới Đảo Hải Nam là hết.
4. Biển Đông có biên giới với Phillipine, Brunei, Mã Lai và Cambodia. Biển Đông không có biên giới với Trung Quốc. Sao gọi là tranh chấp được.
5. Hoàng Sa cách Đà Nẵng 135 Hải Lý, nằm trong Hải Phận Việt Nam. Hoàng Sa nằm ngoài Hải Phận Trung Quốc 350 Hải Lý.
6. Trường Sa cách Hải Phận Trung Quốc hơn 700 Hải Lý. Trường Sa nằm ngoài Hải Phận Trung Quốc. Không chung hải phận với Trung Quốc, sao gọi là tranh chấp được.

Hải phận Trung Quốc nằm phía Bắc Vĩ Tuyên 17. Biển Đông nằm dưới phía Nam vĩ tuyến 17. Năm 1954, Việt Nam chia đôi thành 2 nước theo Hiệp Định Quốc Tế Geneve 1954, lấy vĩ tuyến 17. Miền Bắc VN nằm Phía Bắc Vĩ Tuyến 17 (Từ Quảng Bình tới Móng Cái, Ải Nam Quan) thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH); Miền Nam VN nằm phía Nam Vĩ tuyến 17 (từ Quảng Trị tới Cà Mau) thuộc Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Theo Hiệp Định Geneve này, Biển Đông gồm Hoang Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Nam Việt Nam (VNCH), và VNCH đã cai trị 2 quần đảo này cùng Biển Đông. Từ 1954 tới 1975, tàu chiến cũng như tàu đánh cá Trung Quốc không dám vào Biển Đông dù là chỉ đi ngang qua.

Thế nhưng, Trung Quốc đã đem 12 chiến hạm xâm lược Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 1974; 4 chiến hạm Nam Việt Nam phải chiến đấu với 12 chiến Hạm TQ.

Hải Quân Nam Việt Nam đã bắn chìm Sóai Hạm chỉ huy 271 từ phút đầu tiên, Kết qủa,

Phía Hải Quân Nam Việt Nam VNCH:
1. chiến hạm Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 bị chìm, Thiếu Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà bi thương nặng, chết theo tàu;
2. Ba chiến hạm HQ4, HQ5, HQ16 bi hư hại nhẹ, về được tới Đà Nẵng;
3. 42 binh sĩ đổ bộ lên Hòang Sa bi giặc Tàu bắt .

Về phía Trung Quốc:
1. Tư lệnh mặt trận Đô Đốc Phùng Quang Kinh chết, tòan bộ cấp chỉ huy chết, tàu chỉ huy 271 bị chìm;
2. Đại Tá Hạm Trưởng Vương Kỳ Uy tử thương, cùng tàu chỉ huy Sóai Hạm 271 bị chìm;
3. Trục Lôi Hạm 389 bị chìm;
4. Hộ Tống Hạm 274 bi hư hại nặng;
5. Trục Lôi Hạm 396 bi hư hại nặng.

Để trả thù cho trận Hoàng sa, và để thỏa mãn thú tính bành trướng xâm lược nằm trong máu thực dân từ ngàn xưa, Trung Quốc đem chiến hạm đánh bộ đội VN tại Trường Sa năm 1988, mà chúng gọi là anh em, đồng chí.

Trà Hoa Nữ
Fall 2011