Chào Qúi Vị, Lá Thư Phạm Văn Đồng Gửi Chu Ân Lai 1958
THỦ TƯỚNG PHỦ Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Kính gửi:
Lá thư Phạm Văn Đông gửi cho Chu Ân Lai ngày 18 tháng 9 năm 1958, chỉ là lá thư, Năm 1958 Phạm Văn Đồng làm Thủ Tướng miền Bắc phía Bắc Vĩ Tuyến 17. Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống miền Nam Việt Nam Cộng Hòa cai trị phía Nam vĩ tuyến 17. Biển Đông nằm dưới phía Nam vĩ tuyến 17. Chính quyền và Nhân Dân/Đồng Bào Miền Nam làm chủ Biển Đông. Cho nên, dù Phạm Văn Đồng có viết gì trong lá thư cũng không có giá trị Pháp Lý Quốc Tế. Vì chia đôi Việt Nam năm 1954 là do Hiệp Định Geneve, do quốc tế công nhận. Cho nên không cần đọc lá thư Phạm Văn Đồng viết gì trong đó. Bởi vì lá thư không có giá trị Pháp Lý Quốc Tế như một hiệp định, nên Trung Quốc không đem ra làm bằng chứng. Vì họ đem lá thư ra, chỉ làm trò hề cho thiên hạ cười. Hơn nữa bằng chứng xâm lược rõ ràng là Trung Quốc xâm lược Hoang Sa năm 1974, mà Hoang Sa nằm trong Hải Phận Việt Nam. Ngay cả Hiệp Định, một bên ký, một bên không ký thì cũng không có giá trị, huống gì một lá thư. Dù có lá thư hay không có lá thư của Phạm Văn Đồng, Trung Quốc phát xít vẫn xâm lược Việt Nam. Theo Báo Đại Đoàn Kết, daidoanket.vn, "Ngày 4-9-1958, Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký Công hàm: "Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa”. Thực chất Công hàm này cũng chỉ cho biết Chính phủ VNDCCH tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, không hề đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Lưu Văn Lợi, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Công hàm này là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc lúc Mỹ đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Sử dụng Công hàm này với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo là một sự xuyên tạc; việc biến một cử chỉ hữu nghị thành tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là vô lý. Trên thực tế, theo Hiệp định Genève, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vĩ tuyến 17, thời gian này thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH. [Trung Quốc cố tình sử dụng Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ VNDCCH như một tài liệu có tính pháp lý và lịch sử để đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam là một đề tài cần được phân tích đầy đủ để nhận thấy ý đồ cùng thủ đoạn tinh vi của họ trong chuỗi chiến lược lâu dài thôn tính Biển Đông.]" Theo luật cũ về Lãnh Hải là 3 Hải Lý. 1958 Trung Quốc tuyên bố Lãnh Hải 12 Hải Lý. Năm 1982, Liên Hiệp Quốc công bố Công Ước Lãnh Hải là 200 Hải Lý. Việt Nam, Trung Quốc, và nhiều nước đã ký vào Công Ước này. Dù là 200 Hải Lý, Biển Đông gồm có Hoàng Sa, và Trường Sa không nằm trong Hải Phận Trung Quốc; vậy sao gọi là tranh chấp được. Không chứng minh được Biển Đông là của mình, Trung Quốc xạo trá, lừa bịp, "Hãy gác lại tranh chấp, chúng ta cùng khai thác dầu khí đốt chung, rồi chia làm 3." Biển Đông đâu có biên giới chung với TQ, sao mà khai thác chung được. Biểu tình chống TQ lần thứ Năm tại Hà Nội 3 tháng 7, 2011. Lợi dụng chiến tranh Việt Nam. Thấy Việt Nam suy yếu sau 30 năm chiến tranh khốc liệt. Trung Quốc xua quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974; Hoàng Sa nằm trong Hải Phận Việt Nam, do QLVNCH miền Nam cai quản. Sau chiến tranh, Việt Nam kiệt quệ, lại thêm áp dụng chính sách cộng sản tại Nam Việt Nam sau 1975, đánh tư sản, Việt Nam lại càng kiệt quệ nghèo đói thêm. Chúng (TQ) lại xua quân chiếm một số đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Trường Sa xa hải phận Trung Quốc hàng ngàn dặm. Trung Quốc không chứng minh được lưỡi bò là của họ, vì quá rõ, một đứa bé lên 10, khi nhìn bản đồ Việt Nam, có vẽ lưỡi Bò 9 đoạn cũng thấy rõ Trung Quốc xâm lược. Trung Quốc ngang ngược, dám vẽ lưỡi bò trong Hải phận của Việt Nam và của các nước Đông Nam Á. Biển Đông của Việt Nam không chung biên giới với Trung Quốc sao gọi là tranh chấp được. Ngang ngược và vô lý. Vào Hải Phận Viet Nam đánh cá trộm, lại còn ngang ngược cấm tàu đánh cá Việt Nam đánh trong hải phận Việt Nam. Ngày nay vấn đề ngoại giao rất mạnh. Việt Nam và cả Hải Ngoại hãy thuê các báo Mỹ, Anh, Pháp, Đức đăng lưỡi bò chà đạp luật pháp quốc tế; cùng những sự việc Trung Quốc cướp cá, bắt cóc tàu đánh cá đòi chuộc tiền, phá chìm các tàu đánh cá của ngư dân Việt, đơn phương cấm tàu cá Việt đánh trong hải phận Việt Nam, cùng cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam cho thế giới thấy Trung Quốc giàu còn đi ăn cướp, chà đạp luật pháp quốc tế. Để thế giới khinh bỉ và tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Theo luật hàng hải, không ai được phép cướp của trên biển, nếu vào hải phận của mình thì đuổi không được bắn giét họ. Nếu cướp của trên biển gọi họ là bọn hải tặc. Một cường Quốc, mà bắn giết cùng cướp của ngư dân Việt nghèo, kiếm từng bữa cơm, thật đáng khinh bỉ, văn hóa thấp kém, lũ côn đồ lưu manh. Biển Đông không những dầu, mà là thực phẩm nuôi dân ta 4000 năm nay. Ngoài ra, Biển Đông là cửa ngỏ rất quan trọng của Việt Nam giao thương buôn bán với thế giới. Biển Đông là vùng chiến lược của Việt Nam. Mất Biển Đông, Việt Nam sẽ nô lệ cho Tàu 1000 năm nữa. Mất Biển Đông, không ai vào giúp Việt Nam nữa. Biển Đông là lãnh thổ, hải phận của Việt Nam, rất nhiều dầu khí, có thềm lục địa cạn. Trung Quốc thèm chảy nước miếng, muốn cướp để làm giàu. Tên Việt gian nào đó lại đồng ý cho giặc phương Bắc khai thác dầu chung chia 3. Chưa thấy ai đần độn đến như thế. Thực ra, cộng sản chỉ có hại thôi, Nga cũng đã thay đổi qua dân chủ rồi. Chính phủ Hanoi cũng đã có chút tiến bộ, và đã thay đổi nhiều, tuy rằng sự thay đổi ấy chưa đủ, và chưa hợp lòng dân. Mong rằng, họ thấy sai, thấy họa xâm lược phương bắc mà hòa hợp hòa giải dân tộc, công sản và quốc gia cùng sống chung với nhau. Muốn được vậy chỉ có bầu cử, đa nguyên, đa đảng, tôn trọng mọi ý kiến của dân, dù khác. Đó là tư do dân chủ. Biểu tình chống TQ lần thứ tư tại Hà Nội 26 tháng 6, 2011. Chúng ta hãy nghĩ tới Việt Nam đang đứng trước họa ngoại xâm của Thực Dân Tàu. Đừng chống người Việt hay người Mỹ, Anh, ... vào đầu tư ở Việt Nam. Nếu quí vị chồng như vậy, đó là qúi vị đã gián tiếp giúp Tàu cai trị Việt Nam. Bởi không có Việt Kiều, Mỹ, Nhật, Anh, ... vào Việt Nam đâu tư, vậy để cho Tàu Cộng, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore vào đâu tư Việt Nam hả. Họ là ai? toàn là Tàu. Hãy suy nghĩ, chấm dứt chồng Việt Kiều và Tây phương vào đâu tư ở Viet Nam. Hãy kêu gọi Việt Kiều, Tây phương vào đâu tư càng nhiều càng tốt, đó là một lối giúp Việt Nam vươn lên, và tránh họa xâm lược. Nghĩ tới cái lợi cho dân tộc, đừng nghĩ cái lợi nhỏ ... Đứng Dậy (còn tiếp) Summer 2011
|