Báo TQ bàn cách giải quyết vấn đề 'Nam Hải'

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Cập nhật: 16:37 GMT - thứ năm, 7 tháng 7, 2011

    Báo TQ bàn cách giải quyết vấn đề 'Nam Hải'


    Trung Quốc đã cho tàu lớn qua Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc căng thẳng dâng cao

    Tờ China Daily của Trung Quốc có bài bằng tiếng Anh với lời lẽ mềm mỏng về cách giải quyết các vấn đề tại Nam Hải, tên mà Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông.


    Bài của tác giả Jin Yongming nói Trung Quốc đã liên tục cố gắng để tháo ngòi căng thẳng về vấn đề Nam Hải cho dù "một vài nước đã có hành động đơn phương để thỏa mãn lợi ích của họ."

    Jin Yongming, học giả chuyên về luật của Viện Hàn lâm Khoa học Thượng Hải và Viện Hải dương Trung Quốc, viết: "Tranh cãi pháp lý [về Nam Hải] có thể chia làm hai phần: tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á và bất đồng với Hoa Kỳ về hoạt động quân sự của nước này trong vùng.

    "Hoa Kỳ tuyên bố họ bảo vệ quyền tự do lưu thông tại Nam Hải, nhưng trên thực tế họ bảo vệ lợi ích quân sự của chính họ."

    Bấm Bài trên China Daily nói tranh cãi giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á "có thể được giải quyết hòa bình thông qua các biện pháp chính trị, ngoại giao hay các thủ tục pháp lý".

    Tác giả Yongming viết: "Chìa khóa để giải quyết tranh chấp lãnh thổ quanh các quần đảo, đảo và rặng đá ngầm ở Nam Hải qua con đường chính trị nằm ở sự sẵn sàng "gác lại tranh chấp" và chấp nhận "cùng khai thác" của các quốc gia có liên quan (như Philippines và Việt Nam)".

    Ông Yongming nói rất khó có thể giải quyết các vấn đề ở Biển Đông bằng các biện pháp pháp lý vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều không hoàn toàn chấp nhận phán quyết của Tòa Tư pháp Quốc tế.

    Tác giả cũng nhắc tới tuyên bố ngày 25/8/2006 mà Trung Quốc gửi lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về việc Trung Quốc không chấp nhận quyết định của bất kỳ tòa án hay cơ quan xét xử quốc tế nào về ranh giới trên biển, tranh chấp lãnh thổ và hoạt động quân sự.

    'Lợi ích quốc gia'

    Nhưng bài báo cũng nhắc tới những ví dụ về đàm phán thành công trong quá khứ.

    Ông Yongming nói: "Hôm 30/6/2004, Trung Quốc và Việt Nam ký Hiệp định Phân định Biên giới Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực.

    "Còn hôm 14/3/2005, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines ký Hiệp ước Ba bên về Thăm dò địa chất ở vùng mà cả ba bên đều đạt được sự đồng ý.

    Chuyên gia của Viện Hải dương Trung Quốc cũng nói các nước đang tranh chấp cần ký thỏa thuận hợp tác về các vấn để ở mức độ thấp như bảo vệ môi trường, vận tải hàng hải và chống buôn lậu, chống hải tặc để không làm tranh cãi xấu di.

    Liên quan tới bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington về quyền tự do thông thương, chuyên gia luật Yongming nói hai bên cần bàn về vấn đề này thông qua các diễn đàn song phương và đa phương.

    Tác giả nói Trung Quốc cần làm rõ tư cách pháp lý của đường hình chữ U tại Nam Hải và công bố đường cơ bản của hải phận, nhất là ở vùng gần Nam Sa (Trường Sa) bên cạnh việc lập ra ủy ban đặc biệt phụ trách các vấn đề liên quan tới biển.

    Ông Yongming cũng cho rằng Trung Quốc và Đài Loan cần hợp tác hơn nữa vì "cả hai đều có trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia".

    Về phía Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra những gợi ý về cách đối phó với những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa.

    Nhà bình luận Trương Nhân Tuấn ngay từ cuối tháng Sáu đã có Bấm bài viết dài về chuyện Việt Nam cần làm gì để bảo vệ lãnh hải.

    Ông nói: "Thực chất của vấn đề là: 1 - Giải quyết tranh chấp chủ quyền các đảo chứ không phải là việc lựa chọn phương cách làm giảm hiệu lực các đảo. 2 - Vô hiệu hóa các mật ước liên quan tranh chấp hai vùng biển đã ký kết giữa chóp bu hai nước. 3 - Phải cấp bách ký kết hiệp ước hỗ tương về quốc phòng với Hoa Kỳ cũng như các nước lớn như Ấn Độ, Nga..."



    Posted by BBC on July 08, 2011 at 10:44:09:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]