Philippines và Việt Nam đẩy mạnh hải quân Phó Đô đốc hải quân Việt Nam trong lễ nhận tàu chiến mới đặt mua từ Nga nói tăng cường sức mạnh quân sự là việc sức bình thường của mỗi quốc gia. Việt Nam vào hôm thứ Hai nhận chiếc tàu chiến thứ hai đóng mới tại Nga, giao tại quân cảng Cam Ranh. Đây là tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ 2, do Công ty Rosoboronexport (Liên bang Nga) bàn giao được đặt tên là tàu Lý Thái Tổ. Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng quốc phòng, được báo Thanh Niên trích dẫn nói việc nhận tàu nhận đánh dấu một "một mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Hải quân Việt Nam cũng như khả năng quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo một phát triển mới". Ông Hiến được Tuổi Trẻ trích dẫn nói “Việc tăng cường sức mạnh quân sự phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đã, đang là một thực tế khách quan hiện nay” “Đây cũng hết sức bình thường của mỗi quốc gia, dân tộc,, ông nói thêm. Bộ Tư lệnh Vùng 4 hồi tháng Ba đã tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên với số hiệu HQ 011 - tàu Đinh Tiên Hoàng. Việt Nam cũng đã đặt mua 6 tàu ngầm hạng Kilo 636 của Nga trong số các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đôla trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm 2009. Chiếc đầu tiên trong số sáu tàu ngầm hạng Kilo 636 mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ được giao hàng vào năm 2014. 'Chạy đua vũ trang'
"Ngay cả khi chúng tôi chuẩn bị gấp hơn ba lần so với những gì chúng tôi có vào lúc này, chúng tôi (sẽ) dễ dàng bị Trung Quốc đánh bại trên," nhà phân tích an ninh Rex Robles, thủy quân lục chiến Philippines đã nghỉ hưu nói. Ông cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực là phản tác dụng vì nếu tình trạng thù địch xảy ra thì bên nào cũng mất mát, đặc biệt là kinh tế. Tuần trước, Trung Quốc cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên của mình, là tàu được tân trang từ tàu sân bay vốn thuộc Liên Xô cũ. Cùng với tàu sân bay, hải quân Trung Quốc đang tăng cường tàu ngầm tiên tiến, bao gồm cả tàu được trang bị vũ khí hạt nhân, cùng với các tàu khu trục mới và tàu cho hoạt động tấn công đổ bộ. Việt Nam và Philippines tiếp nhận tàu chiến, tăng cường lực lượng hải quân nhằm đối trọng với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông. Việc hai nước tăng cường quân sự hải quân làm tăng triển vọng chạy đua vũ trang tại khu vực, theo hãng thông tấn AFP. Tư duy “Chiến tranh Lạnh”
Nhà chức trách Manila và Hà Nội đã nhiều lần cáo buộc tàu của Trung Quốc cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí và gây hấn ngư dân trong vùng nước thuộc khu vực hải phận của họ. Bắc Kinh nói Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam) là một trong "những lợi ích cốt lõi" của họ và điều đó có nghĩa là có khả năng có thể dẫn tới xung đột để bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc cũng tăng cường thêm các tàu mới cho hoạt động hải giám khiến các tàu này đóng vài trò ngày càng quan trọng tại trong khu vực có tranh chấp. Mặc dù có động thái như vậy, Bắc Kinh đã và đang bác bỏ rằng họ duy trì căn cứ ở nước ngoài và nhấn mạnh rằng việc tăng cương quân sự của mình chỉ đơn thuần phục vụ mục đích phòng thủ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo điện tử Spiegel của Đức, Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh của Trung Quốc nói quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng hải quân là do hệ tư tưởng chính trị và "tư duy Chiến tranh Lạnh". "Người ta cảm thấy thoải mái khi đồng minh của mình sở hữu tàu sân bay, như Hoa Kỳ và Pháp, nhưng người ta lại quan ngại nhiều hơn nếu Trung Quốc cũng có tàu sân bay," ông Phó Oánh được trích dẫn nói như vậy. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã và đang tăng đều đặn và đứng hàng thứ hai cao nhất thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Bắc Kinh vào năm ngoái chi 91,5 tỷ USD và vượt xa các nước láng giềng tại Đông Nam Á.
|