VN chưa yên tâm về cam kết của Mỹ Việt Nam và Mỹ đang tăng cường trao đổi quốc phòng Hãng tin Bloomberg nhân đây có bài phân tích sự phát triển trong quan hệ Việt-Mỹ, chúng tôi xin lược trích giới thiệu cùng quý vị. Bài báo bắt đầu bằng lời giới thiệu về tân bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, mà người cha là cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương) được nói "đã chiến đấu đánh đuổi Mỹ khỏi Việt Nam". Ông Minh, 52 tuổi, nay "đang hết sức nỗ lực nhằm nâng sự quan tâm và tham gia của quốc gia cựu thù". Bloomberg nhận xét Việt Nam muốn có sự hiện diện của Mỹ vì lý do kinh tế và làm đối trọng với Trung Quốc, cường quốc trong khu vực. Hãng này dẫn lời ông Phạm Bình Minh nói:"Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này". "Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực." Một điều đáng chú ý là, theo Bloomberg, trong khi Mỹ còn chưa xóa hết nỗi đau chiến tranh, thì người Việt Nam, vốn bị thiệt hại nhiều hơn, lại giang tay chào đón kẻ thù cũ. 'Cần nhất quán hơn' Hai bên cũng tăng cường trao đổi quân sự, với nhiều chuyến viếng thăm của tàu chiến và quan chức quốc phòng Mỹ tới Việt Nam. Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói hai bên đang thảo luận việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới, "tích cực cho sự ổn định trong khu vực" và theo đúng "lập trường đa phương của Việt Nam". "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này." Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh Việt Nam có lịch sử nhiều lần xung đột với Trung Quốc, nhưng Hà Nội biết rằng không thể tránh được số phận láng giềng và luôn mong muốn giữ hòa khí với siêu cường quốc ở cạnh bên. Thế nhưng, quan hệ với Hoa Kỳ cũng không kém phần phức tạp. Bloomberg cho rằng Việt Nam chưa thực sự an tâm về cam kết của Mỹ tại Á châu trong tương lai, và giới chức Việt Nam đã đôi lần than phiền chốn riêng tư rằng khu vực Đông Nam Á không thực sự nằm trong các ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn dài một tiếng đồng hồ hôm 21/07, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, Thomas E. Donilon, nói nhiều về Trung Quốc nhưng không nhắc tới Việt Nam một lần nào. Bộ trưởng Phạm Bình Minh được trích dẫn trên bài báo nói ông muốn thấy "sự nhất quán hơn" trong chính sách của Hoa Kỳ, và rằng Washington cần chú ý hơn tới Đông Nam Á. Một trong các điểm khác biệt gây căng thẳng giữa đôi bên là chính sách của Việt Nam về nhân quyền và tự do chính trị. Bloomberg nhận định rằng dù sao, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn tốt hơn của Trung Quốc. Thế nhưng sự thật là, với quy mô dân số và nền kinh tế nhỏ hơn gấp bội, Việt Nam sẽ luôn luôn bị đối xử khác với Trung Quốc. Mỹ cũng cần đồng minh Những người này hướng tới thế hệ người Việt Nam trẻ hơn, mà tiêu biểu là ông Phạm Bình Minh, người từng tu nghiệp tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts ở tiểu bang Massachusetts, đồng thời sống và làm việc tại Mỹ nhiều năm. Các lãnh đạo trẻ tuổi của Việt Nam đang đứng trước nhiều bài toán khó.
Nạn tham nhũng vẫn còn tràn lan và khó tận diệt. Vài năm trước, một trung tâm nghiên cứu về quản lý kinh tế có liên hệ với Trường Quản trị John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, có đưa ra một báo cáo về thực trạng ở Việt Nam. Trong đó, các nhà nghiên cứu nói các yếu tố quan trọng cho một nền kinh tế thành công - tính minh bạch, ít tham nhũng, hệ thống y tế và giáo dục tốt cũng như hạ tầng pháp luật chặt chẽ - đều chưa có mặt ở Việt Nam. Các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ phải giải quyết các thách thức này. Một trong các thách thức lớn nhất, theo Bloomberg, là duy trì quan hệ hữu hảo với nước láng giềng Trung Quốc trong khi thúc đẩy quan hệ với Washington. Bên cạnh đó, là khắc phục tham nhũng và cải cách nền giáo dục yếu kém. Ngay tại đây, bài báo của Bloomberg nhận định, cũng có thể nảy sinh sự hợp tác thú vị và hiệu quả giữa Việt Nam và Mỹ. Đó là việc có thể sau này Đại học Harvard, nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo Mỹ từng kiến tạo cuộc chiến Việt Nam, lại có thể giúp hình thành một đại học tầm vóc quốc tế cho con cháu của những người từng ở bên kia chiến tuyến.
|