Phần II phỏng vấn về Tổng thống Thiệu

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Phần II phỏng vấn về Tổng thống Thiệu
    Cập nhật: 14:18 GMT - thứ năm, 29 tháng 9, 2011

    Ông Hoàng Đức Nhã, cựu bí thư của cố Tổng thống VNCH nói về trách nhiệm cuộc chiến và hậu chiến của ông Nguyễn Văn Thiệu.

    Nghemp3

    Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

    Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

    Ông Hoàng Đức Nhã làm bí thư và tham vụ báo chí cho cố Tổng thống Thiệu từ 10/1967 tới tháng 4/1975.
    Trong phần hai cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ nhân 10 năm ngày mất của ông Thiệu (29/9/2001), ông Nhã, người đang sống tại tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ, cho biết ông Thiệu quan tâm ra sao về lãnh đạo đối phương Bắc Việt và đồng minh Hoa Kỳ.

    Ông Nhã, người cũng từng giữ chức Tham vụ Báo chí của Tổng thống, cho hay ông Thiệu không chỉ quan tâm thông thường về đối phương, mà còn thành lập cả một bộ phận điều nghiên để nghiên cứu về đường đi, nước bước, ý đồ của lãnh đạo đối phương, kể cả của đồng minh của Bắc Việt Nam lúc đó là Liên Xô và Trung Quốc Cộng sản ra sao.

    Được hỏi về quan điểm, bình luận riêng của Tổng thống Thiệu về các Tướng lãnh, lãnh đạo như Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ... ông Hoàng Đức Nhã nhấn mạnh ông Thiệu là một người kiệm lời:

    “Tổng thống Thiệu là một người ít nói khi ông chia sẻ những tư tưởng riêng rẽ như thế này. Lúc nào cũng có bối cảnh cả. Khi nào bình luận hay phê bình về ai, thì lúc nào cũng phê bình người đó trong bối cảnh nào vì một hành động nào đó.”


    Tuần này có ngày kỷ niệm 10 năm cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời 29/9/2001
    Trách nhiệm bỏ Cao Nguyên

    Liên quan tới các diễn biến cuộc chiến Việt Nam đầu năm 1975, khi quân đội Bắc Việt đẩy mạnh các chiến dịch tấn công “giải phóng miền Nam”, quân đội VNCH đã rút quân khỏi vùng I và vùng II chiến thuật, tiếp theo là di tản gấp toàn bộ Quân đoàn I vào Đà Nẵng.

    Việc rút bỏ Cao Nguyên trung phần, cùng dòng người tị nạn ước tính tới 2 triệu người đổ vào Đà Nẵng gây hoảng loạn, mất kiểm soát ở thành phố này, khiến cuộc di tản thất bại và gây tổn thất gần như toàn bộ lực lượng quân sự và cơ giới tinh nhuệ của Quân đoàn I trong thời gian rất ngắn vào tháng 3/1975, được cho là những diễn biến hệ trọng và mở đầu dẫn tới sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30/4/1975.

    Trả lời BBC về việc liệu Tổng thống Thiệu có trách nhiệm gì không và ra sao với các quyết định rút quân và di tản trên, ông Nhã đưa ra nhiều giải thích, nhưng tựu chung cho rằng ông Thiệu không phải là người có thể quyết định một mình vì còn có cả bộ tham mưu trong quân đội và nội các.

    Qua những gì vị cựu Bí thư của ông Thiệu nhấn mạnh, có thể hiểu người đứng đầu Chính quyền Sài Gòn từ năm 1967 đến 1975, tuy xuất thân là một tướng lĩnh, đã được mô tả là luôn tôn trọng các quyết định chiến lược, trọng yếu của quân đội, dù ở trên cương vị Tổng thống.

    Về hậu chiến và sau khi ông Thiệu ra nước ngoài, ông Nhã cho hay cố Tổng thống Thiệu đã tham gia nhiều hoạt động vì các cựu quân nhân, nhân viên chính quyền còn ở lại trong nước.

    Mở đầu phần hai cuộc nói chuyện với Quốc Phương, ông Hoàng Đức Nhã cho biết một chi tiết đáng chú ý về ông Thiệu có bao giờ bộc lộ “hối tiếc hay không” xung quanh việc ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của VNCH, bị phe đảo chính sát hại năm 1963.

    Mời quý vị nghe phần hai bài phỏng vấn gồm ba phần với ông Hoàng Đức Nhã trong phần audio đi kèm.




    Posted by bbc on September 29, 2011 at 21:11:26:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]