Lãnh đạo VN thăm TQ và Ấn Độ Trung Quốc là chuyến thăm nước ngoài thứ hai của ông Trọng trên cương vị Tổng bí thư Một chi tiết đáng chú ý là các bản tin của truyền thông nhà nước Việt Nam khi đồng loạt nói về chuyến thăm này, không gắn vào cụm từ 'hữu nghị' như thường thấy mà chỉ viết là 'chuyến thăm chính thức'. Tin mới nhận cho hay trong lễ đón TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi hai nước cùng khai thác các khu vực còn đang tranh chấp tại Biển Đông. Cùng lúc đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã đến New Dehli bắt đầu chuyến thăm ba ngày tới Ấn Độ. Đây là các chuyến thăm nước ngoài bên ngoài khối Asean đầu tiên của cả ông Trọng và ông Sang kể từ khi hai ông lên nắm các cương vị hiện nay. Nếu nhìn vào thành phần tháp tùng thì có thể thấy thành phần chuyến thăm Trung Quốc hùng hậu hơn nhiều so với chuyến thăm Ấn Độ. Cùng đi với ông Trọng là một phái đoàn hùng hậu bao gồm ba Ủy viên Bộ Chính trị và một phó thủ tướng là ông Nguyễn Thiện Nhân, chưa kể trưởng các ban, văn phòng của Trung ương Đảng. Ngoài Đại tướng Phùng Quang Thanh, các ủy viên Bộ chính trị khác tháp tùng ông Trọng là Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra TW Đảng Ngô Văn Dụ và Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh. Trong khi đó, đoàn của ông Sang chỉ có một ủy viên Bộ chính trị đồng thời là phó thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc, và một phó chánh văn phòng Chủ tịch nước là ông Giang Sơn. Phái đoàn của ông Trọng đi Trung Quốc bao gồm bảy bộ trưởng và một thứ trưởng, trong khi phái đoàn của ông Sang đi Ấn Độ, ngược lại, bao gồm một bộ trưởng và bảy thứ trưởng. Các Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Trung Quốc, trong khi cấp phó của các ông này là Nguyễn Chí Vịnh và Đoàn Xuân Hưng theo ông Sang đi Ấn Độ. Nghị trình không công bố Ông Lưu cũng nói ông Trọng và phái đoàn cũng sẽ đến thăm một số nơi khác ngoài Bắc Kinh. Tuy nhiên nghị trình chi tiết của chuyến thăm không được công bố, và trong khi giới quan sát cho rằng những vấn đề gây bất đồng như biên giới lãnh thổ sẽ được hai bên bàn thảo, chưa rõ quá trình này sẽ diễn ra như thế nào.
Bài xã luận cũng lưu ý chuyến thăm của ông Trọng đến Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh sau khi Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đảng, bầu Quốc hội mới và có ban lãnh đạo mới. Bài xã luận ‘bày tỏ cảm ơn sâu sắc' đối với 'sự ủng hộ to lớn' của Đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc’ trong cuộc chiến tranh với Mỹ trước đây. Bài viết của báo Nhân dân cũng nhắc đến ’16 chữ vàng’: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và phương châm 4 tốt: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt là cơ sở của mối quan hệ Việt-Trung. Tuy bài xã luận không hề đề cập gì đến những tranh chấp hiện nay giữa hai nước trên Biển Đông nhưng tin từ truyền hình ở Bắc Kinh hôm thứ Ba 11/10 trích lời ông Hồ Cẩm Đào nói ông đã đề nghị để "Trung Quốc c̀ung khai thác ở vùng biển tranh chấp" với Việt Nam. Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với tổng kim ngạch năm 2010 lên đến hơn 27 tỷ đôla. Hiện Trung Quốc đang đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 4 tỷ đôla, theo các số liệu thống kê chính thức. Trong khi đó, tại Ấn Độ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng thống Pratibha Devising Patil và Thủ tướng Manmohan Singh của nước chủ nhà. Tại Ấn Độ, trước chuyến thăm của ông Sang có bài phân tích của Indrani Bagch trên báo Times of India đánh giá rằng việc đón lãnh đạo Việt Nam nằm trong chiến lược "Nhìn về phía Đông" (Look East) của Dehli, đẩy mạnh quan hệ với Miến Điện và Việt Nam.
|