VN kêu gọi ngư dân bảo vệ đường ống dẫn khí Việt Nam đang tăng cường tuyên truyền cho ngư dân tại Biển Đông Họ cũng được hướng dẫn phương cách ứng phó trong các trường hợp phát hiện vi phạm ở vùng biển từng xảy ra nhiều vụ việc này. Các bài liên quanBiểu tình chống Trung Quốc ở Việt NamTàu TQ lại 'phá cáp' của tàu Việt Nam thuêTàu Trung Quốc 'vi phạm lãnh hải' Việt NamChủ đề liên quanDầu khí, Tranh chấp lãnh thổBáo Quân đội Nhân dân cho hay hôm thứ Hai 12/12, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, Tổng công ty khí Việt Nam và Đồn Biên phòng Cam Ranh đã 'tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi về hệ thống đường ống dẫn khí dưới biển cho các chủ tàu, thuyền có công suất máy tàu từ 90 CV trở lên trên địa bàn thành phố Cam Ranh'. Đợt tuyên truyền này bao gồm việc giới thiệu tọa độ của hệ thống đường ống dẫn khí, các công trình dầu khí trên biển và tầm quan trọng của hệ thống này đối với nền kinh tế Việt Nam. Các chủ tàu, thuyền được cung cấp các tần số liên lạc khi có sự cố khẩn cấp. Trước đó, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) thuộc VNPT và Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng cũng đã ký kết Thỏa thuận phối hợp và Hợp đồng giám sát, bảo vệ tuyến cáp quang biển AAG và SMW3 trong vùng biển Việt Nam. Hai cơ quan này cùng với người dân sẽ 'phối hợp nhằm phát hiện đấu tranh triệt để chống các hành vi trộm cắp, phá hoại tuyến cáp viễn thông quốc tế ngầm trên biển'. Theo thỏa thuận mới, các ngư dân địa phương cũng được tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ các công trình hạ tầng viễn thông quốc gia. Sự cố cắt cápDầu khí là lĩnh vực sản xuất mang lại thu nhập hàng đầu cho nền kinh tế Việt Nam. Các công trình dầu khí quốc gia do vậy cũng được tăng cường đầu tư bảo vệ. Việc nước ngoài xâm hại tài sản quốc gia trong lĩnh vực dầu khí có nghĩa ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nền kinh tế, chứ không chỉ có ý nghĩa về mặt chủ quyền. Hồi tháng 5/2011, Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam nói ba tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của tàu khảo sát Bình Minh 2. PetroVietnam đã có cuộc họp gấp với báo chí về sự việc mà hãng này gọi là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam". Sau đó, chính phủ Việt Nam dường như đã làm ngơ trước cuộc biểu tình tự phát của người dân để phản đối chính sách ở Biển Đông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Cuộc biểu tình lần đầu hôm 5/6 tại hai thành phố đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người. Về mặt chính thức, chính phủ Việt Nam lúc đó cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên các cuộc biểu tình sau này diễn ra gần như hàng tuần đã không được chính quyền đồng tình. Tuần tới, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Hà Nội từ 20/12-22/12, trong đó hai bên được trông đợi cũng sẽ bàn về chủ đề Biển Đông.
|