Chiến tranh lạnh trên biển nóng? Bài viết mở đầu bằng quan sát rằng trong khi giới chuyên gia lâu nay tốn khá nhiều giấy mực vào các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng dường như căng thẳng ở khu vực này chưa tới lúc báo động vì chủ yếu là các ngôn từ trên giấy. Các bài liên quanChiến thuật giữ Biển Đông của Việt NamTQ và Asean họp về Biển ĐôngLời khuyên năm bước cho Mỹ ở Biển Đông Tác giả bài viết trên tạp chí Quan hệ Quốc tế, Robert Kaplan, cảnh báo rằng “giống như nước Đức là tuyến đầu của chiến tranh lạnh, Biển Đông cũng có thể trở thành tuyến đầu của xung đột trong những thập niên tương lai". Theo Banyan, ông Kaplan có thể đúng ở khía cạnh các tranh chấp tại Biển Đông dường như chưa đưa ra được cách giải quyết. "Thế nhưng chúng đã tồn tại nhiều chục năm nay mà không đe dọa gì tới hòa bình thế giới và hoàn toàn có thể không trở thành trọng tâm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc". Tác giả chuyên mục trên The Economist nhận định rằng nhiều khi các học giả cũng như báo chí đã quá dễ dãi khi ví tình hình Biển Đông với cuộc chiến tranh lạnh trước kia. Dân tộc chủ nghĩaBanyan nhắc tới các bài báo đăng trên Hoàn cầu Thời báo, tờ báo mang tính dân tộc chủ nghĩa nhiều khi quá khích của Trung Quốc. Hoàn cầu Thời báo dường như đã 'giãy nảy' lên mỗi khi nghe tin về các động thái giữa Trung Quốc và các nước khác, như Philippines, trong khu vực tại Biển Đông và coi các động thái này như đều nhằm vào chống Trung Quốc. Trong khi đó, chính phủ Philippines cũng không hẳn không phải trả giá cho quan hệ với nước Mỹ, nhất là tại quốc nội. Các đụng độ lẻ tẻ giữa các quốc gia tại khu vực tranh chấp là chuyện thường xảy ra. Thậm chí trong quá khứ, đã có những cuộc đụng độ chết người, như giữa hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc năm 1988, hay giữa Trung Quốc và Philippines năm 1995. Tuy nhiên, nói chung, tranh chấp Biển Đông hiện vẫn mới chỉ đang được tiến hành thông qua các kênh ngoại giao. Tác giả của The Economist thừa nhận rằng nguy cơ còn đó, nhất là vì giá trị kinh tế của vùng biển, mà mỗi năm sản xuất tới 1/10 sản lượng cá của toàn thế giới, và trung chuyển tới một nửa khối lượng thương mại toàn cầu. Nhất là trữ lượng tài nguyên dầu khí, vốn đã khiến nhiều học giả gọi Biển Đông là 'Vịnh Ba Tư mới', có thể làm Trung Quốc, vốn khát năng lượng, muốn biến Biển Đông làm của riêng mình. "Cho tới gần đây, tranh cãi gay gắt nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam. Tuy nhiên tranh cãi này dường như dịu đi đôi chút sau đó, khi Bắc Kinh quay sang bắt nạt Philippines." Lý do thứ hai, là cả Philippines và Việt Nam có thể sớm bắt đầu khai thác dầu từ khu vực này, và Trung Quốc phải ra tay ngăn cản để không tạo ra tiền lệ. Lý do thứ ba, được cho là quan trọng nhất, là vị thế của Trung Quốc đang tiếp tục gây quan ngại cho các quốc gia khác tại Biển Đông. "Cho tới gần đây, tranh cãi gay gắt nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam. Tuy nhiên tranh cãi này dường như dịu đi đôi chút sau đó, khi Bắc Kinh quay sang bắt nạt Philippines." Tháng Bảy năm ngoái, Trung Quốc và Asean đã thống nhất bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung giữa các bên về Biển Đông. Theo Banyan, căng thẳng sẽ không bùng lên thêm, ít nhất trong vài năm tới, vì năm nay Campuchia làm chủ tịch Asean. Năm sau - Brunei và 2013 ghế chủ tịch vào tay Miến Điện. Các nước này chắc đều không muốn gây mất lòng Trung Quốc bằng vấn đề Biển Đông. Tình hình tại Biển Đông, theo nhận định của The Economist, là chưa có thay đổi gì đáng kể. Chưa có giải pháp, chưa có cả thảo luận giải pháp. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giữ ngôi trên vì sức mạnh quân sự vượt trội. Khả năng là Hoa Kỳ, với hải quân hùng mạnh và quan tâm lớn về tự do lưu thông và thương mại, có thể sẽ tham gia trong việc được gọi là định hình cho sự lãnh đạo tương lai của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dưng. "Nói cho cùng, Trung Quốc đang tỏ ra quyết tâm thử thách ý chí đó của Mỹ."
|