Mỹ - Asean trong tranh chấp Biển Đông

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Mỹ - Asean trong tranh chấp Biển Đông
    Cập nhật: 10:14 GMT - thứ ba, 3 tháng 4, 2012


    Năm ngoái Philippines tậu chiến hạm Gregorio del Pilar với mục tiêu nhắm đến an ninh ở Trường Sa

    Đợt tập trận thường niên có tên Balikatan giữa Hoa Kỳ và Philippines sẽ diễn ra từ giữa tháng Tư.

    Nhân dịp dự một hội thảo ở Hong Kong, Lê Quỳnh của BBC đã phỏng vấn chuyên gia quốc phòng người Mỹ Scott Harold về ý kiến cho rằng lần tập trận này là một phần trong các nỗ lực nhằm “kiềm chế” Trung Quốc.

    Các bài liên quanChuyên gia Nhật nhìn an ninh Biển ĐôngGiao lưu Úc - Việt và an ninh vùngVN tăng cường an ninh biên giới phía Bắc
    Chủ đề liên quanTranh chấp lãnh thổTiến sĩ Scott Harold, từ Rand Corporation, là chuyên gia về an ninh và quan hệ ngoại giao của châu Á. Gần đây, ông chủ biên cho một số đặc biệt của tạp chí China Perspectives, nói về sự hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc.

    Scott Harold: Tôi không tin rằng tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Philippines là một cố gắng để kiềm chế Trung Quốc.

    Sự kiện này là để rèn luyện quân lực cùng với đồng minh Hoa Kỳ lâu năm. Nó có thể bao gồm cả của các bên khác trong khu vực, những quốc gia có cùng lợi ích trong sự bình ổn và giải quyết một cách hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ dựa theo luật pháp quốc tế ở khu vực Biển Đông.

    Nếu tất cả các quốc gia đồng ý giải quyết tranh chấp lãnh hải theo luật pháp quốc tế, thì vấn đề “mở rộng” hoặc “kiềm chế” sẽ không xuất hiện.

    BBC:Vào thời điểm này, liệu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có đủ tự tin nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông?

    Tôi cho rằng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, một tổ chức rộng lớn, có nhiều luồng suy nghĩ khác biệt về những điều mà họ có khả năng làm được ở Biển Đông. Một số phân tích gia và nhà hoạch định cảm thấy lạc quan hay tự tin hơn, trong khi một số khác lại tỏ ra thận trọng.

    Rõ ràng, Trung Quốc có lợi ích to lớn trong việc tránh quân sự hoá tranh chấp chủ quyền, mà bằng chứng được đưa ra trên thực tế là họ vẫn chưa sử dụng đến vũ lực.

    Hơn nữa, một cuộc xung đột vũ trang đối với các quốc gia láng giềng sẽ gây phản tác dụng đối với lợi ích lâu dài của Trung Quốc trong “sự trỗi dậy hoà bình” và việc theo đuổi một “thế giới hài hòa”.

    Nên nhớ là nếu xung đột xảy ra, mà lại liên quan đến Philippines, có thể nó sẽ dẫn tới xung đột với Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ Trung Quốc lại muốn chiến tranh nổ ra xung quanh vấn đề chủ quyền ở một số đảo san hô và đá ngầm.

    BBC:Chính quyền Obama đã thu hút rất nhiều sự chú ý thông qua chiến lược quốc phòng mới tập trung vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Liệu Trung Quốc có một “đại chiến lược” để đáp lại?

    Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc có một “đại chiến lược” để đối chọi lại chiến lược “chuyển hướng” của Hoa Kỳ vốn chỉ được công bố gần đây.

    Nhiều người ở Trung Quốc thậm chí không chắc rằng “sự chuyển hướng” này là sự thực, trong khi một số khác đặt câu hỏi liệu sự “xoay trục” này sẽ duy trì được sức mạnh lâu dài hay không..

    Do đó, tôi không nghĩ Trung Quốc đã có thể công bố một kế hoạch phản kích. Họ sẽ chỉ tiếp tục nhấn mạnh vào “phát triển hoà bình”, “chính sách láng giềng tốt” và khao khát về một “thế giới hài hòa”.

    BBC:Theo ông, chiến lược mới của Hoa Kỳ có ý nghĩa gì đối với các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam, một đất nước theo chế độ cộng sản giống Trung Quốc nhưng cũng là đối thủ gay gắt trong tranh chấp Biển Đông?

    Chiến lược “xoay trục” rõ ràng ám chỉ rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm sự hợp tác đối với các quốc gia khác trong khu vực. Đó là những quốc gia phản đối giải quyết tranh chấp bằng cách sử dụng vũ lực hoặc tuyên bố dựa trên “chủ quyền từ ngàn xưa”.

    "Những hạn chế đối với mối quan hệ Việt- Hoa Kỳ phần lớn là vì chế độ độc tài một đảng do đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Mặt khác, cơ hội dành cho sự hợp tác chặt chẽ hơn bắt nguồn từ việc các bên cùng có lợi để đảm bảo rằng Trung Quốc không sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để thúc ép các quốc gia Đông Nam Á. "

    Tiến sĩ Scott Harold
    Kể từ năm 1996, phía Hoa Kỳ đã và đang cố gắng tiếp cận Việt Nam, giúp quốc gia này đóng vai trò rộng lớn hơn trong khu vực kinh tế toàn cầu cùng lúc nỗ lực khích lệ nhà cầm quyền chuyển biến theo hướng pháp quyền và tiến tới dân chủ hóa.

    Những hạn chế đối với mối quan hệ Việt- Hoa Kỳ phần lớn là vì chế độ độc tài một đảng do đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Mặt khác, cơ hội dành cho sự hợp tác chặt chẽ hơn bắt nguồn từ việc các bên cùng có lợi để đảm bảo rằng Trung Quốc không sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để thúc ép các quốc gia Đông Nam Á. Các nước muốn Trung Quốc phải giải quyết các bất đồng một cách hoà bình và tuân thủ luật quốc tế.

    BBC:Các chính trị gia Hoa Kỳ luôn khẳng định lập trường của Hoa Kỳ là trung lập và không ngả về bên nào trong các tranh chấp ở Biển Đông. Theo ông, về lâu dài lập trường này có thể được duy trì nữa không?

    Tôi nghĩ rằng lập trường của Hoa Kỳ dựa trên luật pháp quốc tế là khôn khéo và bền chắc.

    Các quan chức Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc đều muốn có được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tính hợp pháp to lớn và ảnh hưởng lớn nhất của Hoa Kỳ bắt nguồn từ việc không ủng hộ bất kỳ một bên tuyên bố cụ thể nào.

    Hoa Kỳ ủng hộ một tiến trình cụ thể trong việc giải quyết tranh chấp, một quá trình công bằng cho tất cả các bên và nếu có thể được ủng hộ đúng cách, thì quá trình đó sẽ cho phép giải quyết tranh chấp mà không cần đến việc sử dụng sức mạnh quân sự hay chèn ép kinh tế.



    Posted by BBC on April 04, 2012 at 09:13:29:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]