VN tổ chức cho Việt kiều thăm Trường Sa

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    VN tổ chức cho Việt kiều thăm Trường Sa
    Cập nhật: 14:57 GMT - thứ năm, 12 tháng 4, 2012

    Việt Nam đặt Trường Sa dưới quyền quản lý của tỉnh Khánh Hòa
    Bộ Ngoại giao gọi kế hoạch tổ chức chuyến thăm của người Việt ở nước ngoài tới quần đảo Trường Sa là hoạt động 'bình thường'.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khi được hỏi tại cuộc họp báo hôm thứ Năm 12/4 về "kế hoạch của Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cử một đoàn lớn ra thị sát Trường Sa" đã trả lời: "Việc người Việt Nam đi thăm các địa danh của đất nước, trong đó có các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là việc làm bình thường".

    Quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam.

    Điều đặc biệt là việc tổ chức cho Việt kiều ra thăm Trường Sa, vốn nằm trong khu vực một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền, cho đến nay vẫn được giữ kín.

    Việc chủ đề này được nêu ra trong cuộc họp báo chính thức có sự tham dự của các hãng thông tấn nước ngoài dường như là động thái đối ngoại trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang lời qua tiếng lại về chủ quyền ở Biển Đông.

    Gần đây, tình hình, tưởng chừng đã lắng xuống sau khi lãnh đạo cao cấp nhất của hai Đảng Cộng sản cầm quyền ở cả hai nước thống nhất các nguyên tắc chung để giải quyết bất đồng trên biển hồi tháng 10/2011, lại nóng lên với việc Trung Quốc tiếp tục bắt ngư dân Việt và tăng cường khai thác Hoàng Sa.

    Việt Nam cũng có một số đối sách, tuy vẫn cấm người dân biểu tình phản đối ở trong nước.

    Việc cử sư sãi ra các đảo ở Trường Sa làm Phật sự và mới đây nhất là ký hợp đồng dầu khí với Nga đều được coi như hành động khẳng định chủ quyền.

    Tế nhịTrường Sa, Hoàng Sa và tranh chấp Biển Đông, nhất là với Trung Quốc, tuy không danh chính ngôn thuận vẫn bị coi là các chủ đề 'tế nhị' ở trong nước.

    Một kế hoạch cho Việt kiều ra thăm Trường Sa năm ngoái đã bị hủy bỏ không rõ lý do.

    Về nguyên tắc, đây không phải khu vực cấm, nhưng vì xa xôi cách trở, chỉ có thể tiếp cận bằng tàu thủy hoặc máy bay nên các chuyến đi tới Trường Sa phải được hỗ trợ của chính quyền.

    Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei đều tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa.

    Với 23 đảo và bãi cạn, Việt Nam nắm trong tay con số đảo lớn nhất ở nơi này.

    "Quan điểm nhất quán của bất cứ chính phủ hợp pháp nào của Việt Nam là phải cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải đồng thời ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình phù hợp với luật pháp và thông lệ của quốc tế."

    LS Vũ Đức Khanh, Canada
    Nhận định về kế hoạch tổ chức cho Việt kiều thăm Trường Sa, luật sư Vũ Đức Khanh hiện đang sống tại Canada, nói: "Theo cá nhân tôi thì chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận được".

    "Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của lịch sử, chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là khu vực không có tranh chấp về chủ quyền quốc gia."

    "Quan điểm nhất quán của bất cứ chính phủ hợp pháp nào của Việt Nam là phải cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải đồng thời ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình phù hợp với luật pháp và thông lệ của quốc tế."

    Ông Khanh cho rằng trong khi các hành vi gây hấn, bạo lực và cố tình làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình là điều hết sức cần thiết nên tránh, "việc Ủy ban người Việt ở nước ngoài có ý định sẽ tổ chức cho ngoại kiều đi thăm Trường Sa là một quan điểm đúng đắn, một hành động thiết thực, hợp tình, hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc giới thiệu, bày tỏ quan điểm, lập trường của phía mình đồng thời mưu tìm, kiến tạo một giải pháp hòa bình, công bằng và ổn định lâu dài cho toàn bộ khu vực và thế giới".

    Ông luật sư cũng ngỏ ý sẵn sàng tham gia



    Posted by BBC on April 13, 2012 at 10:44:28:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]