Mỹ trấn an đồng minh ở Biển Đông

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Mỹ trấn an đồng minh ở Biển Đông
    Cập nhật: 10:44 GMT - thứ bảy, 26 tháng 5, 2012

    Chuyên gia về Biển Đông nhận định việc Hoa Kỳ chuyển hướng quân đội về châu Á và chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông.

    Xemmp4

    Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

    Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
    Trước chuyến thăm Singapore, Việt Nam và Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta để bàn về an ninh khu vực, BBC Tiếng Việt phỏng vấn Bấm Tiến sĩ Ian Storey, chuyên gia từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, về chiến lược ‘đổi chiều’ của Hoa Kỳ, chuyển trọng tâm quân sự từ Trung Đông và Afghanistan sang Đông Nam Á.

    Tiến sỹ Storey nhận định rằng chính quyền Obama đã có một chính sách mới mà họ gọi là ‘xoay chiều’, hay cân bằng lại các lực lượng quân sự với và điểm đến chính của Mỹ có thể là Đông Nam Á chứ không phải Đông Bắc Á.

    Mục tiêu của Washington là trấn an các đồng minh của Mỹ tại châu Á rằng Hoa Kỳ sẽ luôn có mặt để duy trì ổn định trong vùng.

    Trả lời câu hỏi về động thái đầu tư cho quân đội của các nước trong khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Storey cho biết "Không một nước Đông Nam Á nào có thể ngang vai với Trung Quốc về quân sự".

    "Theo luật quốc tế, một quốc gia cần đưa ra cả ba loại bằng chứng: phát kiến địa lý, sự chiếm đóng, và quá trình quản trị liên tục và có hiệu quả "

    Ian Storey, Chuyên gia từ ISEAS
    "Trung Quốc nay có ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì thế giới và đang trên đường để trở thành cường quốc quân sự chủ đạo ở châu Á", ông Storey nhận định.

    Theo Tiến sỹ Storey, "Việt Nam trên thực tế, đang bắt chước chiến lược của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan: quân Trung Quốc chỉ muốn kìm chân, không cho Hoa Kỳ can thiệp vào một cuộc xung đột ở Đài Loan", ông nói thêm.

    Tiến sĩ Ian Story cho biết theo Luật Quốc tế, một quốc gia cần đưa ra cả ba loại bằng chứng: phát kiến địa lý, sự chiếm đóng, và quá trình quản trị liên tục và có hiệu quả (discovery, occupation and effective and continuous administration) khi đòi chủ quyền.

    "Trong các vụ xử gần đây mà Tòa án Quốc tế ra phán quyết, các nước đã thắng kiện đều là những nước chứng minh được sự quản trị hiệu quả và liên tục của họ".

    "Khi Trung Quốc nói họ là “chủ sở hữu” các đảo trên Biển Đông từ thế kỷ thứ hai trước Công lịch thì điều đó gần như không có sức nặng gì về luật quốc tế cả. Các lều trại hay vài ba chiếc bình cổ được nói là từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên thực sự chẳng chứng minh được gì cả", ông nói.





    Posted by bbc on May 28, 2012 at 09:26:32:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]