Mỹ hỗ trợ Manila canh giữ vùng biển Lầu Năm Góc cũng đính chính lại tuyên bố trước đó của họ rằng họ không có kế hoạch chắc chắn giao cho phía Philippines một radar đặt trên mặt đất và rằng thiết bị này sẽ là một phần trong gói hỗ trợ mà Hoa Kỳ dành cho nước này trong tương lai. ‘Vẫn đang bàn thảo’Các bài liên quanTQ hoãn đấu bóng rổ với PhilippinesMỹ - Philippines tuyên bố về Biển ĐôngMục đích việc gửi thư cho Philippines? Mục đích của trung tâm này là cho biết ‘bức tranh toàn cảnh của những gì đang xảy ra trên vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines’, bà nói. “Vào lúc này chúng tôi đang bàn thảo nhiều chọn lựa và chưa chốt lại chi tiết nào cả. Radar cuối cùng cũng có thể được đưa và gói hỗ trợ nhưng điều này vẫn chưa được quyết định,” bà nói thêm. Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn đang làm việc về chi phí và lịch trình của dự án trợ giúp Philippines này, thiếu tá Wilkinson cho biết. Philippines đã yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp cho họ radar, máy bay tuần tra và chiến hạm trong lúc nước này đang tìm cách củng cố lập trường của họ trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough, vốn nằm gần đảo chính Luzon của họ, với Trung Quốc. Lầu Năm Góc đưa ra thông báo này sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino đến thăm Nhà Trắng hồi tuần trước – nơi ông được Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ. Theo các nhà phân tích thì kế hoạch hỗ trợ Philippines của Washington thể hiện sự chuyển hướng chiến lược của nước này về châu Á-Thái Bình Dương giữa bối cảnh nước này tăng cường đối đầu với Trung Quốc với vấn đề Biển Đông ở trung tâm. Máy bay chiến đấu“Các radar mặt đất là một trong những cách hữu hiệu mà Mỹ có thể củng cố năng lực phòng vệ của Philippines đồng thời cho thấy cam kết lâu dài của Washington đối với châu Á,” Patrick Cronin, cố vấn cao cấp về châu Á ở Trung tâm An ninh mới của Mỹ có trụ sở tại Washington, cho biết "Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục gây khó dễ cho Philippines thì tôi hoàn toàn không nghi ngờ Mỹ sẽ bán máy bay chiến đấu cho Philippines." Patrick Cronin, cố vấn cao cấp về châu Á ở Trung tâm An ninh mới của Mỹ “Nhưng cũng có khả năng Bắc Kinh quyết tâm làm Philippines bẽ mặt và qua đó cũng nhằm vào Mỹ,” ông bình luận với AFP. Yêu cầu Mỹ hỗ trợ của Manila đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn của nước này sau khi họ đã chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở căn cứ hải quân rộng lớn của họ trên Vịnh Subic vào năm 1992. Cũng theo nhà phân tích Cronin thì không có khả năng Washington tính đến việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Manila giữa bối cảnh Bắc Kinh có những cử chỉ đấu dịu. “Nhưng nếu Trung Quốc cứ tiếp tục gây khó dễ cho Philippines thì tôi hoàn toàn không nghi ngờ Mỹ sẽ bán máy bay chiến đấu cho Philippines,” ông nói. Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila đã tăng cao kể từ tháng 4 khi tàu của hai nước chạm mặt nhau ở khu vực quanh bãi cạn Scarborough mà phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Manila nói bãi cạn đá ngầm không có người ở này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của họ theo luật pháp quốc tế.
|