Báo TQ lên án Luật Biển của Việt Nam

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Báo TQ lên án Luật Biển của Việt Nam
    Cập nhật: 13:27 GMT - thứ sáu, 22 tháng 6, 2012

    TQ họp báo phản đối Luật Biển của VN

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói luật của Việt Nam là "trái luật và không có giá trị".

    Xemmp4

    Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

    Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

    Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
    Báo chí Trung Quốc đã đồng loạt phản đối động thái mới đây của Việt Nam thông qua Luật Biển trong đó tuyên bố chủ quyền với các quần đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông.

    Nhật báo China Daily đã dẫn lời một số chuyên gia Trung Quốc nhận xét rằng Luật Biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa hai nước.

    Trong một bài báo được đăng trên trang mạng của báo này hôm thứ Sáu ngày 22/6, China Daily cho rằng Luật Biển Việt Nam đã ‘nhận vơ’ quyền tài phán đối với các hòn đảo thuộc sỡ hữu của Trung Quốc.

    “Hành động của Việt Nam đã biến mối quan hệ Trung-Việt thành con tin và làm quan hệ (giữa hai nước) rất khó khăn,” China dẫn lời ông Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, cho biết.

    Không có cơ sở pháp lýÔng Nguyễn phân tích rằng Luật Biển này không có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền mà Việt Nam tuyên bố với Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).

    "Hành động của Việt Nam đã biến mối quan hệ Trung-Việt thành con tin và làm quan hệ (giữa hai nước) rất khó khăn."

    Nguyễn Tông Trạch, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc
    Luật Biển này không có cơ sở pháp lý bởi vì nó vi phạm luật pháp quốc tế, bà Cung Ảnh Xuân, chuyên gia về luật pháp quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với China Daily.

    “Các luật mà Việt Nam thông qua phải phù hợp với luật pháp quốc tế,” bà Cung nhận định và nói thêm rằng điều kiện tiên quyết khi thông qua các điều luật trong nước là phải ‘tôn trọng chủ quyền của nước khác’.

    Bà cũng nói rằng cơ sở pháp lý mà Việt Nam tuyên bố cũng không tồn tại theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.


    Luật Biển Việt Nam đã gây ra phản ứng hết sức mạnh mẽ từ Trung Quốc
    Theo bà thì Luật Biển Việt Nam không có giá trị gì đối với Trung Quốc bởi vì phía Việt Nam đã đơn phương đánh dấu ‘cái mà họ gọi là vùng đặc quyền kinh tế’.

    Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 22/6 dẫn lời ông Cổ Tú Đông, một nhà nghiên cứu tại Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, cho rằng việc Việt Nam thông qua Luật Biển đã xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ‘một cách trắng trợn’, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn Trung-Việt và làm xấu đi tình hình ở Biển Đông.

    “Trung Quốc nên làm cho các quốc gia hiểu rõ rằng một khu đụng chạm tới chủ quyền của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ bóp nghẹt không gian và thời gian xâm phạm của họ cho đến khi nào họ rút lui thì thôi,” ông Cổ nói được dẫn lời trong bài báo có nhan đề ‘Khiêu khích sẽ dẫn đến hành động đáp trả’.

    Trong một bài xã luận có nhan đề ‘Cần có các biện pháp cứng rắn để bảo vệ chủ quyền ở Nam Hải’ được đăng tải hôm 22/6, tờ Văn Hối có trụ sở tại Hong Kong cho rằng ‘Trung Quốc nên có những ý tưởng cứng rắn hơn, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết để cho thấy sự quyết tâm và khả năng bảo vệ chủ quyền’.

    “Đồng thời, Trung Quốc cũng đẩy nhanh các hoạt động của thành phố Tam Sa và đưa ra các chương trình phát triển và quản lý Nam Hải thực chất để cho thấy sự thực thi và bảo vệ chủ quyền,” bài báo viết.

    Văn Hối cũng kêu gọi hai bờ eo biển Đài Loan cùng hợp tác để để vệ chủ quyền ở Nam Hải.

    ‘Thành phố Tam Sa’Báo chí Trung Quốc cũng ca tụng và cổ động cho hành động mới đây của Quốc vụ viện nước này nâng cấp nâng cấp hành chính hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa cùng với quần đảo Trung Sa để thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam.

    Tờ Tân Kinh Báo của thủ đô Bắc Kinh dẫn lời nhà bình luận Từ Lệ Phan đánh giá động thái này là ‘có lợi cho việc tạo ra một mức độ tin tưởng cao hơn và một môi trường đàm phán’ trong bài báo có nhan đề ‘Thành lập thành phố Tam Sa thể hiện rõ quyền tài phán quốc gia’ được đăng tải vào ngày 22/6.

    Theo lời nhà bình luận này thì một khi ba quần đảo này được nâng cấp lên quy chế thành phố thì các công ty nước ngoài có thể trực tiếp xin giấy phép từ chính quyền thành phố để thuận tiện trong các dự án hợp tác khai thác năng lượng.

    "Việc sử dụng các phương tiện pháp lý để tuyên bố chủ quyền có lẽ là động thái hung hăng đầu tiên của Việt Nam."

    Độc Cơ Phong, Viện nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Trung Quốc
    “Việc thành lập thành phố Tam Sa cũng là một cơ hội hợp tác mới đối với các quốc gia có tranh chấp,” bài báo viết.

    Ông Độc Cơ Phong thuộc Viện nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Học viên Khoa học xã hội Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong hôm 22/6 cho rằng động thái Tam Sa chỉ là sự thể hiện chủ quyền đơn thuần chứ không phải là một hành động thực chất.

    “Tuy nhiên nó dọn đường cho Trung Quốc gửi thêm nhiều cán bộ đến để quản lý các quần đảo này trong tương lai,” ông nói.

    “Việc sử dụng các phương tiện pháp lý để tuyên bố chủ quyền có lẽ là động thái hung hăng đầu tiên của Việt Nam,” ông này nhận định.




    Posted by bbc on June 24, 2012 at 05:04:01:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]