Cần kíp cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông Việc Trung Quốc chào thầu quốc tế trái pháp luật trong lãnh hải Việt Nam phải được nhìn nhận như là mối quan ngại cho sự ổn định cho cả khu vực. Đã có nhiều nhận định về việc Trung Quốc vi phạm pháp luật quốc tế khi mời thầu dầu khí trên biển Việt Nam. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng của nó có dừng lại ở đó không, thưa ông? Tiến sĩ Mark Valencia (Văn phòng Nghiên cứu quốc gia về châu Á - Mỹ): Động thái này của Trung Quốc là mối quan ngại không chỉ cho riêng Việt Nam, mà còn là của Philippines, Malaysia, Brunei và cả khu vực khi mà tham vọng bá quyền trong chính sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh ngày càng lộ rõ. Tàu Hải giám 83 dẫn đầu đội tàu gồm 4 chiếc của Trung Quốc đang tuần tra trên biển Đông - Ảnh: abb.com Theo tôi biết, trong nội bộ Trung Quốc cũng đã có ý kiến khuyên nước này đừng tiến hành những động thái như hiện nay. Tuy nhiên, Bắc Kinh cuối cùng đã chọn cách đi này cho riêng mình. Họ sẽ được gì? Trước mắt và ngay tức thì, Mỹ sẽ dựa vào những gì Trung Quốc đã và đang làm để cho cả thế giới thấy rằng, Bắc Kinh đang muốn thay đổi trật tự thế giới và khu vực; thay đổi những quy tắc bất di bất dịch của luật pháp quốc tế; đe dọa tự do hàng hải. Và do vậy, trong mắt cộng đồng quốc tế, Trung Quốc nghiễm nhiên là mối nguy đối với an ninh và ổn định trong khu vực Đông Nam Á.
Ông Benjamin Ho (Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore): Bắc Kinh sẽ tiếp tục bảo lưu quan điểm để bảo vệ cái mà nước này gọi là chủ quyền trên biển Đông. Biển Đông sẽ còn dậy sóng, cho dù theo tôi hầu như sẽ hoàn toàn không có xung đột vũ trang. TS Valencia: Tôi đồng ý trong tương lai Trung Quốc có thể sẽ còn có những động thái khó lường khác. Nhưng, không nên chỉ tìm cách đối phó tức thời với những diễn biến khó tiên liệu đó, mà điều cốt lõi và quan trọng nhất chính là cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) để tạo cơ chế giải quyết mọi bất đồng trong tương lai. Đáng tiếc, vấn đề này có thể bị trì hoãn vô thời hạn. Giới quan sát quốc tế hy vọng rằng, hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc dự tính diễn ra vào tháng 11 năm nay tại Phnom Penh (Campuchia) sẽ là thời điểm chín muồi để đệ trình và phê chuẩn COC, vì đây cũng chính là thời điểm kỷ niệm 10 năm ngày ra đời Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Đánh giá của ông về triển vọng này?
Trong cuộc hội đàm giữa 3 nước Ấn Độ - Nhật Bản - Hàn Quốc tại New Delhi ngày 29.6, các bên tham gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và duy trì tự do hàng hải tại các vùng biển trên thế giới, đặc biệt ở biển Đông. Theo đó, quan chức 3 nước khẳng định rằng biển Đông, giống như Ấn Độ Dương, chứa đựng nhiều cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực này đang lâm vào tình trạng chồng lấn các tuyên bố về lãnh hải. Trong nỗ lực tăng cường quan hệ hàng hải, Ấn - Nhật - Hàn bàn thảo những phương pháp mở rộng hợp tác tay ba nhằm đối phó các nguy cơ tiềm ẩn trong khu vực, theo IANS. H.G
TS Valencia: Để đánh giá và dự đoán vai trò lãnh đạo của ASEAN hiện nay cũng như vài năm tới, hãy nhìn vào vị trí chủ tịch luân phiên của khối này. Sau Campuchia, các nước lần lượt giữ chức Chủ tịch ASEAN sẽ là Brunei, Myanmar và Lào. ASEAN thực sự còn lúng túng trước phép thử này. Vậy còn vai trò của Mỹ trong việc hoàn chỉnh COC và đối với an ninh biển Đông, thưa ông? TS Valencia: Theo tôi biết, Mỹ cũng cố gắng gây ảnh hưởng đến nội dung dự thảo COC nhằm tạo ra một bộ quy tắc đủ sức nặng. Mỹ cũng gây áp lực lên ASEAN để khối này đạt được quan điểm thống nhất và rõ ràng khi soạn thảo COC. Tuy nhiên, phải nhớ rằng tuy áp lực là cần thiết, quá nhiều áp lực từ phía Mỹ có thể sẽ chỉ làm phân hóa ASEAN hơn mà thôi. Ông Supriyanto: ASEAN ra quyết định dựa trên đồng thuận, tư vấn và từng bước một sẽ là khó khăn trong việc đạt được một COC thống nhất. Trong khi đó, Trung Quốc luôn muốn chọn phương thức đàm phán song phương về vấn đề biển Đông. Trong bối cảnh một số quốc gia ASEAN hoan nghênh sự tham gia của Mỹ, một số nước thành viên khác như Malaysia hay Indonesia đang lo ngại sự tham dự của Mỹ sẽ ngày càng phân hóa ASEAN hơn vì khi siêu cường quốc này lên tiếng, Philippines sẽ có những động thái mà khi không có Mỹ, nước này sẽ không thực hiện. An ninh khu vực sẽ lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn mất ổn định. Và do vậy, việc hoàn chỉnh COC sẽ là một quá trình phức tạp và khó khăn.
Ngày 29.6, Hội Dầu khí Việt Nam khẳng định Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp. Qua kiểm tra tọa độ do phía Trung Quốc công bố, các lô này nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí. Vì vậy, thông báo mời thầu trên của CNOOC là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Hội Dầu khí Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động sai trái trên. TTXVN
|