Trung Quốc bị cáo giác lập lữ đoàn tên lửa uy hiếp biển Đông Lữ đoàn tên lửa 827 tại Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đang bị cho là nhằm vào các bên đang tham gia tranh chấp trên biển Đông.
Xe chở tên lửa được cho là Đông Phong 16 - Ảnh: Liên Hợp Phân tích hình ảnh do nguồn tin cung cấp, các chuyên gia quân sự nhận định với Liên Hợp rằng quân đội Trung Quốc có thể sẽ biên chế tên lửa chống hạm Đông Phong-21D và tên lửa tầm trung Đông Phong-16 cho Lữ đoàn 827. Động thái “hăm dọa” Chính quyền Trung Quốc chưa có bình luận gì về thông tin trên nhưng vào ngày 3.7, hàng loạt báo đài của đại lục, Hồng Kông đều đăng lại vấn đề này, kể cả Tân Hoa xã. Giới quan sát nhận định việc lập lữ đoàn tên lửa ở một tỉnh miền nam như Quảng Đông có thể nằm trong chiến lược tranh giành chủ quyền trên biển Đông của Bắc Kinh, thậm chí là cố tình uy hiếp các bên khác. Tờ Liên Hợp chỉ rõ tên lửa Đông Phong-16 có tầm bắn 1.200 km trong khi khoảng cách từ Hà Nội đến Thiều Quan chỉ có 1.000 km. Trước đó, hồi tháng 5, báo The China Post dẫn nguồn tin tình báo Đài Loan cho hay Trung Quốc sắp hoàn tất căn cứ không quân mới mang tên Thủy Môn ở một tỉnh miền nam khác là Phúc Kiến. Căn cứ này có thể được dùng để ngăn chặn tàu chiến, máy bay của Mỹ và Nhật Bản hay các nước khác tiến vào biển Đông và Hoa Đông trong trường hợp xảy ra xung đột ở những khu vực tranh chấp. Quân đội Trung Quốc đã điều nhiều chiến đấu cơ J-10, Su-30, máy bay tấn công không người lái và tên lửa S-300 tới căn cứ Thủy Môn. Mặt khác, cuối tháng trước, Trung Quốc ngang nhiên vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa khi tuyên bố lập thành phố Tam Sa và xây dựng bộ chỉ huy quân sự Tam Sa. Tờ Tin báo Hồng Kông đánh giá thêm rằng việc xuất hiện thông tin thành lập Lữ đoàn 827 cùng những tuyên bố nói trên có ý nghĩa tương hỗ lẫn nhau, nằm trong âm mưu “đe dọa, giương oai” nhằm vào các bên có tranh chấp trên biển.
Minh Trung Tên lửa DF-21D và DF-16 Trong khi đó, tên lửa Đông Phong-16 (DF-16), với tầm bắn 1.200 km và có sức công phá đáng kể. Báo Liên Hợp dẫn lời chuyên gia Rick Fisher tại Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế ở Washington nhận định rằng DF-16 là phiên bản cải tiến của tên lửa tầm ngắn DF-15 với nhiều thay đổi về tầm bắn, nhiên liệu tên lửa rắn, hệ thống hướng dẫn và thiết kế đầu đạn. Ông Fisher còn cho rằng DF-16 có thể đánh bại tên lửa đánh chặn PAC-3 mà Đài Loan mua từ Mỹ. Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có tuyên bố cụ thể nào về tính năng và kế hoạch triển khai tác chiến đối với 2 loại tên lửa này. Văn Khoa
Posted by thanhnien.com.vn on July 03, 2012 at 23:15:47:
|