Tranh cãi Biển Đông, Asean họp khẩn

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Tranh cãi Biển Đông, Asean họp khẩn
    Cập nhật: 06:38 GMT - thứ tư, 11 tháng 7, 2012

    Việt Nam và Philippines gặp khó khăn trong việc vận động các nước Asean ủng hộ về Biển Đông
    Các quốc gia đông nam Á hiện đang tranh cãi liệu có đề cập đến những va chạm gần đây trên Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines trong thông cáo chung của các ngoại trưởng Asean hay không, hãng tin AFP dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết.

    “Các ngoại trưởng Asean đang có một cuộc họp khẩn để giải quyết vấn đề ngôn từ về Biển Đông trong thông cáo chung,” một nhà ngoại giao Asean nói với AFP với điều kiện ẩn danh.

    ‘Rạn nứt và chia rẽ’Các bài liên quanAsean chưa ký được hiệp ước phi hạt nhânAsean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’Clinton sẽ ‘mềm mỏng với TQ’
    Chủ đề liên quanAsean, Tranh chấp lãnh thổMột nhà ngoại giao giấu tên khác thì cho biết trong nội bộ khối này đã có ‘những rạn nứt và chia rẽ’, nhất là giữa Philippines và Campuchia, chủ tịch luân phiên của khối đồng thời là một đồng minh trung thành của Bắc Kinh.

    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thừa nhận rằng tranh luận về việc có nhắc đến các vụ việc cụ thể gần đây trên Biển Đông hay không đang là điểm bế tắc mấu chốt.

    “Bày tỏ quan ngại về những gì đã diễn ra dù là ở bãi cạn hay là ở thềm lục địa là rất quan trọng đối với chúng tôi,” ông nói với các phóng viên.

    “Tuy nhiên điều quan trọng hơn nữa là chúng tôi tiến về phía trước thay vì phản ứng với những việc đã xảy ra để đảm bảo rằng những vụ việc như thế này sẽ không xảy ra nữa,” ông nói thêm.

    "Bày tỏ quan ngại về những gì đã diễn ra dù là ở bãi cạn hay là ở thềm lục địa là rất quan trọng đối với chúng tôi. Tuy nhiên điều quan trọng hơn nữa là chúng tôi tiến về phía trước thay vì phản ứng với những việc đã xảy ra để đảm bảo rằng những vụ việc như thế này sẽ không xảy ra nữa."

    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
    Manila đang dẫn đầu một nỗ lực đoàn kết Asean để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một bộ nguyên tắc ứng xử dựa trên luật pháp quốc tế về đường biên giới trên biển để có thể xác định rõ khu vực nào thuộc về nước nào.

    Tuy nhiên, Bắc Kinh cho biết họ chỉ thảo luận một bộ quy tắc ứng xử hạn chế nhằm để ‘xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác’ chứ không phải các quy tắc để giải quyết các tranh chấp chủ quyền – vấn đề mà họ chỉ muốn đàm phán với từng nước riêng rẽ.

    Tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan nói với các phóng viên hôm thứ Tư ngày 11/7 rằng việc các quy tắc ứng xử đang được bàn thảo ‘đã có tác dụng trấn an đối với tất cả các bên’.

    ‘Đừng nêu Biển Đông’Trước đó, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các nước đông nam Á hôm thứ Ba ngày 10/7 đừng lợi dụng diễn đàn Asean để gây chú ý về tranh chấp Biển Đông.

    Trong khi 10 quốc gia thành viên Asean đang bàn bạc để thống nhất lập trường trên vấn đề nhạy cảm này trong các cuộc gặp ở Phnom Penh, Trung Quốc khăng khăng cho rằng tranh chấp chỉ được giải quyết trực tiếp giữa các bên liên quan.

    "Gây chú ý về vấn đề Nam Hải... là đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân các nước cũng như xu thế chủ đạo của thời đại là tìm kiếm sự hợp tác và phát triển và là nỗ lực biến mối quan hệ Trung Quốc-Asean thành con tin."

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân
    “Vấn đề Nam Hải không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Asean, mà là giữa Trung Quốc và một vài nước Asean,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phát biểu hôm 10/7.

    “Gây chú ý về vấn đề Nam Hải... là đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân các nước cũng như xu thế chủ đạo của thời đại là tìm kiếm sự hợp tác và phát triển và là nỗ lực biến mối quan hệ Trung Quốc-Asean thành con tin,” ông nói.

    Bắc Kinh đã từng nói họ sẵn sàng thảo luận với Asean về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm giúp giảm căng thẳng.

    Tuy nhiên ông Lưu nói Bắc Kinh không muốn vấn đề này được đưa ra khi các bộ trưởng ngoại giao Asean gặp gỡ các đồng nhiệm của họ đến từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF sẽ khai mạc vào thứ Năm ngày 12/7.

    “Hội nghị các ngoại trưởng tại Diễn đàn an ninh khu vực là một cơ chế quan trọng để xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác, nhưng nó không phải là nơi thích hợp để thảo luận vấn đề Nam Hải,” ông nói.



    Posted by bbc on July 11, 2012 at 09:30:01:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]