Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ
    Hạ Đình Nguyên

    Viết từ TP Sài Gòn


    Cập nhật: 14:50 GMT - thứ năm, 19 tháng 7, 2012
    Facebook Twitter Chia sẻGửi cho bạn bè In trang này .Thời báo Hoàn Cầu của Bắc Kinh đã trắng trợn đe dọa: “Việt Nam sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”.

    Trả lời: sẽ đau đớn gấp triệu lần nếu thân Trung Quốc.


    Các bài liên quanTrí thức TQ học phương Tây thế nào?TQ sẽ nộp phạt cho ngư dân bị Nga bắtTQ gây hấn để quên mâu thuẫn nội bộ?
    Chủ đề liên quanDiễn đàn, Trung Quốc
    Báo Hoàn Cầu còn đưa ra tối hậu thư : “Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.

    Thay vì làm mắt xích trong dây chuyền kèm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể làm trụ cột để chống lại sự dính líu của Mỹ tại châu Á”.

    Xin trả lời cho Thời báo Hoàn Cầu: Tại sao Việt Nam phải làm trụ cột để chống Mỹ?

    Làm trụ cột để trở thành một tên đội trưởng dưới trướng của Bắc Kinh, làm phên dậu cho Bắc Kinh sao?

    Lịch sử chưa từng có

    Lịch sử chưa từng có như vậy. Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam lúc nầy là chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh, đòi lại các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà Bắc Kinh đã chiếm năm 1974 và 1988, là loại trừ bọn làm tay chân cho chúng ra khỏi guồng máy lãnh đạo đất nước, thiết lập lại kỷ cương của Quốc gia, ngăn chặn âm mưu xâm lược bằng sức mạnh mềm mà Bắc Kinh đã tiến hành 20 năm qua.

    Vì tôn trọng sinh mạng của nhân dân, vì hòa hiếu của hai dân tộc ở cạnh nhau, Hà Nội đã chịu nhẫn nhục ký “Thông cáo chung” giữa hai nước. Thực chất, nhân dân VN thừa biết đó là văn kiện cướp nước ngọt ngào trong âm mưu của Hồ Cẩm Đào.

    Nhưng nay, chính Bắc Kinh đã công khai bộc lộ cho cả thế giới biết dã tâm của họ, văn kiện đó chỉ còn là tờ giấy lộn không hơn không kém, và không lừa được ai!

    Từ nay “thông cáo chung” không còn là văn kiện mà VN “thành tâm” sao gởi đến tận Mặt Trận Tổ Quốc Phường để triển khai cho nhân dân học tập, chỉ chọc giận nhân dân thôi. Thế vào đó là Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, là Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, là hịch của cố TBT Lê Duẩn, của ĐT Võ Nguyên Giáp.

    Về mộng siêu cường, văn hóa của thời đại ngày nay không cho phép Trung Quốc có thể trở thành siêu cường, vì các lý do sau đây:

    Cai trị trong nước: Một thể chế chính trị đáng sợ hãi.

    "Nói dối lớn nhất là: nhân danh chủ nghĩa xã hội, nhân danh chủ nghĩa cộng sản"

    “Hà chính như mãnh hổ”: cai trị dân trong nước tàn bạo như hỗ báo, giết người dã man. Từ thời Mao đến nay tàn bạo hơn các thời đại phong kiến, giết người hàng loạt, bằng đủ cách man rợ : giết công khai, giết bí mật, giết và hành hạ bằng các nhục hình, bán nội tạng.

    Điển hình chỉ hơn một thập niên gần đây, đàn áp, giết hại, tra tấn, đày kín: vụ Thiên An Môn, hàng ngàn người. Vụ Pháp Luân Công hằng trăm triệu người. Thể chế trong nước không hề có dân chủ, tức không có dân quyền, không có nhân quyền. Kỳ thị, áp bức, đồng hóa các dân tộc khác, bóc lột, cướp đất của nông dân.

    Bọn quan lại với nhiều đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, ăn cắp của công, làm giàu phi pháp, gởi tiền ra nước ngoài cất dấu. Nói dối lớn nhất là: nhân danh chủ nghĩa xã hội, nhân danh chủ nghĩa cộng sản.

    Thực ra, đó là chủ nghĩa “tân phát xít” trá hình, giáo dục dân chúng, nhất là giới thanh niên, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, Đại Hán, xuyên tạc lịch sử với bản đồ 9 khúc, sẽ gây ra tai họa khó lường sau nầy cho các thế hệ thanh niên TQ.

    Đối ngoại, Bắc Kinh nuôi tham vọng siêu cường, xâm thực từng vùng lãnh thổ các nước khác, theo sách lược “sức mạnh mêm”, “biên giới mềm” như đang làm với VN, Lào, Campuchia, Thái lan… và toàn bộ Biển Đông, đang cố thách thức vị trí siêu cường với Mỹ, vừa o bế tìm cách đi đêm với Mỹ, vừa xúi dục VN chống Mỹ để mình thủ lợi, như Mao, Đặng đã từng làm.


    Người Hong Kong tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn

    Để thực hiện sách lược nầy, Bắc Kinh dùng tiền để mua chuộc, lũng đoạn chính sách, chính quyền của các nước ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, từng ngành, thông qua các dự án kinh tế, đồng thời dùng quân sự đe dọa tiến hành chiến tranh... Tuy nhiên, sức mạnh đơn thuần về quân sự ngày nay không còn là giá trị tất thắng.

    Cái thắng và thua của Nhật, Đức của thế kỷ trước là một bài học đáng giá cho tham vọng bành trướng. Ngày nay không ai có thể biết rõ, biết đủ vũ khí của ai, nằm ở đâu, cái gì sẽ xảy ra. Kẻ nào khơi mào chiến tranh, kẻ ấy sẽ lập tức thấy vũ khí xuất hiện khắp nơi và kẻ thù của họ cũng có mặt ở khắp nơi.

    Văn hóa của Trung Quốc ngày nay, chuyên chở những nội dung không nhân bản, không dân chủ, không ngang tầm văn hóa thời đại sẽ không thuyết phục được ai, không đủ chuẩn để trở thành siêu cường.

    Có tiền, nhưng chỉ mới là bộ mặt của anh trưởng giả học làm sang. Có súng, nhưng chưa đạt tính cách của anh cao bồi mã thượng.

    Trung Quốc chưa đạt đến, thậm chí chưa tiếp cận được, các giá trị phổ quát của thời đại, đó là thể chế dân chủ, xã hội công dân và luật chơi sòng phẳng, minh bạch.

    Một thứ văn hóa trịch thượng, ngang ngược, mờ ám, mánh mung, một nền văn hóa ăn cắp siêu đẳng mọi thứ sáng chế và bản quyền của nước khác, không đóng góp cho thế giới một phát minh nào, chỉ gây dị ứng thay vì kính nể. Ỷ vào túi tiền và múa võ Sơn Đông, sao gọi được là siêu cường.

    Việt Nam không sợ

    Và đặc biệt cần nhấn mạnh: Việt Nam không hề sợ Trung Quốc và Trung Quốc cần biết điều đó.

    Sau khi Bắc Kinh hăm dọa đủ điều bằng trò múa võ Sơn Đông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ký Thông Cáo Chung, người mà dư luận trong nước cho là nhu nhược, đã không nín chịu được nữa, đành lòng tuyên bố theo mệnh lệnh của nhân dân: “ không để mất một tấc đất của giang sơn…”.


    TBT Nguyễn Phú Trọng đã ký thông cáo chung với Trung Quốc

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người ưa dấu mình; Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người có nhiều ít tai tiếng gì đó; đều đồng loạt tuyên bố rõ về chủ quyền Việt Nam.

    Ý chí đó, Quốc Hội Việt Nam, đã vượt qua nhiều cám dỗ, thống nhất tuyệt đối, thông qua văn kiện khẳng định chủ quyền VN tại Hoàng Sa và Trường Sa. Thủ tướng Dũng còn kêu gọi nâng cao mối quan hệ Việt-Mỹ.

    Bắc Kinh đã phản ứng, đã lớn tiếng dọa nạt, cho tàu bè chạy lòng vòng, nhưng không đem lại kết quả gì. Kẻ hiếu chiến, cuồng vọng, đang tự bao vây mình trong tham vọng cùng với cơn giận dữ, không một chút minh triết.

    Lúc nầy đây, Việt Nam có cơ hội rộng mở cho một giai đoạn mới, chuyển mình, thoát khỏi vòng vây sức mạnh mềm của Bắc Kinh, tự thân thổi tan đám mây u ám của tư duy nô lệ giáo điều; là cơ hội xây dựng, củng cố xã hội công dân, phát huy dân chủ, diệt trừ tham nhũng, đổi mới cơ chế xơ cứng quan liêu, tầm nhìn thiển cận.

    Nội bộ Bắc Kinh đang có dấu hiệu đấu tranh chuyển mình, xét lại về một thể chế chính trị tương thích với cơ cấu kinh tế phát triển, còn đang giằng co “chưa biết đi theo hướng nào”, giữa bảo thủ Maoist với canh tân theo hướng tích cực trong mối quan hệ xã hội dân sự, họ đang bàn bạc xét lại và truy cứu các vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn, Pháp Luân Công… dưới áp lực đấu tranh của dân chúng đòi cải tổ dân chủ. Đặc biệt mới diễn ra cuộc phản đối lớn tại Hồng Kông kêu gọi chống Bắc Kinh.

    Con người bình đẳng

    Việt Nam có khả năng tư duy độc lập từ thân phận của mình, không nhất thiết lúc nào cũng tư duy theo cái quẫy đuôi của Trung Quốc. Việt Nam hãy vượt lên và đừng để muộn.

    Đất nước họ có thể rộng lớn, dân của họ có thể đông, nhưng cái đầu của con người thì bình đẳng trước Tạo hóa.

    Vũ khí chiến tranh của Trung Quốc có thể nhiều, nhưng đó không phải là cách cạnh tranh mà nhân loại ngày nay ủng hộ. Việt Nam có sẵn một truyền thống dân chủ từ lâu đời, nay cần thể chế hóa nó thành một nền dân chủ pháp quyền, phù hợp cùng thời đại.

    VN có ý chí yêu độc lập tư do, nay thể chế hóa thành một xã hội công dân hài hòa. Việt Nam có truyền thống tôn trọng đời sống tâm linh, nay thể hiện bằng chính sách có khả năng dung chứa được các hoạt động tôn giáo. Việt Nam vươn tới những giá trị phổ quát của thời đại, tôn trọng luật chơi minh bạch của một thế giới toàn cầu hóa.

    Công khai, đàng hoàng tiến tới một xã hội công dân. Đó là những ưu thế cạnh tranh nên làm, mà Việt Nam có thể đi ở phía trước Trung Quốc. Chắc chắn đó cũng là điều nhân dân Trung Quốc mong muốn, mà bộ máy cầm quyền Bắc Kinh thì không muốn, có thể còn là nổi sợ hãi.

    Trên cơ sở đó, mới có thể nói là láng giềng hữu nghị chân chính của nhân dân hai nước, chứ không phải là con đường hẻm chật chội giữa hai đảng, cũng không bó hẹp trong một cụm từ rất đặc thù, nhưng vô cùng bế tắc xã hội chủ nghĩa.

    Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, nguyên chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.




    Posted by BBC on July 20, 2012 at 00:21:52:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]