Trung Quốc bổ nhiệm tư lệnh quân đội ở Tam Sa
Ông này nói cơ sở quân sự mới thành lập sẽ chịu trách nhiệm điều động lực lượng phòng vệ, các lực lượng bán quân sự, quan hệ giữa đơn vị và nhà cầm quyền địa phương cũng như an ninh thành phố, yểm trợ cho các hoạt động cấp cứu thiên tai và cứu trợ... Dương Vũ Quân nói sự thành lập bộ chỉ huy quân sự ở Tam Sa có các đơn vị chiến đấu hay không tùy thuộc vào nhiệm vụ quân sự. “Cơ sở quân sự Tam Sa và cơ sở hàng hải Tây Sa (tức Hoàng Sa) là hai tổ chức quân sự khác biệt.” Ông này giải thích như vậy và cho biết cơ sở quân sự Tam Sa mới lập trực thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Sự Hải Nam trong khi cơ sở hàng hải Tây Sa trực thuộc hạm đội Nam Hải mà lực lượng sau này chịu trách nhiệm phòng vệ biển và chiến đấu quân sự. Những gì nói trên đây và những cuộc bầu cử Hội Ðồng Nhân Dân, cắt cử thị trưởng Tam Sa diễn ra ngày 24 tháng 7, 2012 vừa qua chỉ là những cuộc bầu bán hoặc cắt đặt rất hình thức giả tạo để tuyên truyền nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng sa và một nhóm nhỏ các đảo ở Trường Sa đã cướp của Việt Nam. Ngày 24 tháng 7, 2012 Bộ Ngoại Giao CSVN tuyên bố những hành động nói trên của Trung Quốc “vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị.” Tại Hoa Thịnh Ðốn một số nghị sĩ như John Kerry, Richard Lugar, John McCain, Jim Webb, James Inhofe và Joe Lieberman chuẩn bị một nghị quyết thúc giục Trung Quốc và ASEAN nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) để giải quyết các tranh chấp ở Biển Ðông trước khi căng thẳng tiếp tục leo thang. Trong khi đó, Nghị Sĩ Jim Webb, chủ tịch tiểu ủy ban đối ngoại với Ðông Á và Thái Bình Dương của Thượng Viện Mỹ phổ biến một bản thông cáo báo chí nói các hành động gần đây của Trung Quốc “nhằm tăng kiểm soát tại vùng lãnh thổ tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa có thể đã vi phạm luật quốc tế.” Ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đòi Trung Quốc giải thích rõ về tình hình Biển Ðông rồi thông báo lại cho Quốc Hội.
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 rồi đến năm 1988 chiếm một số bãi đá ngầm và đảo nhỏ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Những nơi này đều đã được xây dựng những cơ sở quân sự kiên cố. Ðảo Phú Lâm đã có hai cảng biển, một phi trường và rất nhiều cơ sở. Một bãi đá ngầm ở Trường Sa, Chử Bích (Zhubi reef) còn có bãi đáp trực thăng ngoài đài radar và hệ thống viễn thông. Càng ngày, Trung Quốc càng củng cố việc lấn chiếm trên biển Ðông bằng cả tuyên truyền và hành động cụ thể bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Philippines. (TN) Posted by nguoi-viet.com on July 27, 2012 at 00:16:26:
|