TQ triệu đại diện Mỹ phản đối về Biển Đông Cập nhật: 06:42 GMT - chủ nhật, 5 tháng 8, 2012 Trung Quốc và Mỹ liên tục lời qua tiếng lại về 'thành phố Tam Sa' Trung Quốc triệu tập đại diện ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh để phản đối chỉ trích của nước này về việc họ thành lập lực lượng trú đóng trên Biển Đông và cáo buộc Washington làm lẫn lộn trắng đen và khuấy động sóng gió trong khu vực. Trước đó, hôm thứ Sáu ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố việc Trung Quốc chính thức thành lập ‘thành phố Tam Sa’ và cho quân đồn trú tại đó là ‘nguy cơ làm leo thang căng thẳng’. Các bài liên quanTrung Quốc nói Mỹ 'gửi tín hiệu sai lầm'Báo TQ bác bỏ chỉ trích của MỹTrung Quốc bổ nhiệm Tư lệnh Tam Sa Phản đối mạnh mẽTrợ lý ngoại trưởng Trung Quốc là Trương Côn Thịnh đã triệu tập phó sứ của Mỹ là ông Robert S. Wang hôm thứ Bảy ngày 4/8 để phản bác những tuyên bố này của phía Mỹ. Ông Trương được dẫn lời nói với ông Wang rằng: “Phát ngôn (của phía Mỹ) hoàn toàn không tôn trọng sự thật, làm phải trái lẫn lộn và gửi đi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng.” “Điều này không có lợi đối với nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải cũng như rộng hơn là cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” ông nói. “Trung Quốc bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ và kiên quyết phản đối. Chúng tôi yêu cầu Mỹ sửa sai ngay lập tức và hãy thành thật tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và hành động nhiều hơn để thật sự đóng góp vào ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” ông nói thêm. "Phát ngôn (của phía Mỹ) hoàn toàn không tôn trọng sự thật, làm phải trái lẫn lộn và gửi đi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng. " Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc là Trương Côn Thịnh Động thái triệu sứ giả Mỹ của Bắc Kinh diễn ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao của họ đã lên tiếng phản đối. Điều này cho thấy sự quả quyết của Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến ‘thành phố Tam Sa’. Trước đó, người phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc là Tần Cương đã nhắc lại rằng Bắc Kinh có ‘chủ quyền không thể tranh cãi ở Nam Hải’ và rằng ‘việc thành lập thành phố Tam Sa là một sự điều chỉnh cần thiết cấu trúc hành chính hiện có của phía Trung Quốc và hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc’. Ông Tần cáo buộc Mỹ đã đứng về một phía trong tranh chấp với lý do là Washington đã không hề phê phán nước ‘đã cho chiến hạm hăm dọa tàu cá của Trung Quốc’ cũng như nước ‘đã đánh dấu các lô dầu khí trên biển’. “Tại sao Mỹ lại nhắm mắt làm ngơ trước việc một số nước đã mở thầu một số lô dầu khí và ra những đạo luật nhằm chiếm đoạt một cách phi pháp biển đảo của Trung Quốc?,” ông Tần nói trong một phát ngôn ám chỉ Hà Nội. “Tại sao Mỹ lại né tránh việc một số nước cho chiến hạm đe dọa ngư dân Trung Quốc cũng như những tuyên bố chủ quyền không thể biện minh của họ đối với đảo của Trung Quốc,” ông nói thêm, ám chỉ Manila. Nghị quyết Thượng việnCách nay hai tuần, Bắc Kinh đã thành lập ‘thành phố Tam Sa’ đóng trên một hòn đảo cách đảo Hải Nam cực nam của họ 350 cây số về phía nam. Mục tiêu của Bắc Kinh là ‘Tam Sa’ sẽ quản lý một vùng biển rộng đến hàng trăm ngàn cây số vuông nơi được ước đoán giàu có về trữ lượng dầu mỏ mà họ muốn tăng cường kiểm soát trong khi các quốc gia lân cận như Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. "Tại sao Mỹ lại nhắm mắt làm ngơ trước việc một số nước đã mở thầu một số lô dầu khí và ra những đạo luật nhằm chiếm đoạt một cách phi pháp biển đảo của Trung Quốc?" Người phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc Tần Cương Manila đã mô tả động thái này của Bắc Kinh là ‘không chấp nhận được’ trong khi Hà Nội thì lên án ‘thành phố Tam Sa’ là ‘vi phạm luật pháp quốc tế’. Hôm thứ Năm ngày 2/8, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn một nghị quyết ‘mạnh mẽ kêu gọi’ tất cả các nước trong khu vực ‘hãy kiềm chế’ và đừng cho dân cư trú lâu dài tại các nơi ở Biển Đông cho đến khi đạt được một bộ quy tắc ứng xử. Nghị quyết này được sự bảo trợ của các nghị sỹ của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Theo đó, Hoa Kỳ cam kết ‘giúp đỡ các quốc gia đông nam Á trở nên luôn mạnh mẽ và độc lập’. Posted by BBC on August 05, 2012 at 16:20:57:
|