Gazprom và Exxon là 'con tin' ở Biển Đông Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergei Pravosudov nói hôm thứ Hai 3/9 rằng Gazprom đã ký thỏa thuận thăm dò khai thác với đối tác PetroVietnam từ năm 2007, và khi đó "Trung Quốc không có bất cứ khiếu nại nào về các khu vực này, cũng không thắc mắc gì về hợp đồng giữa Gazprom và Việt Nam". Các bài liên quanExxon tìm thấy khí gas ngoài khơi VNVN hứa bảo vệ quyền lợi công ty NgaNga tham gia dự án khí ở Biển Đông Ông Pravosudov cũng chỉ ra rằng ngay sau đó, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC đã công bố hồ sơ dự thầu và mời các công ty nước ngoài tham gia khai thác chín lô dầu khí trên Biển Đông, một số lô nằm trong khu vực Việt Nam đã tiến hành khai thác với đối tác nước ngoài. Việt Nam đã lên tiếng phản đối với lý do các lô này nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Không chỉ Gazprom, mà tập đoàn khổng lồ ExxonMobil của Hoa Kỳ cũng đang tìm kiếm dầu khí cùng Việt Nam tại khu vực nói trên. Ông Sergei Pravosudov kết luận: "Như vậy, Gazprom và ExxonMobil về thực chất đã trở thành con tin... giữa Trung Quốc và Việt Nam". Không phải khu vực tranh chấpTuy nhiên, điều đáng chú ý là cả Nga và Việt Nam đều khẳng định các khu vực hai bên đang cùng thăm dò, khai thác đều "không phải vùng tranh chấp". Trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh cũng hôm thứ Hai 3/9, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Sergei Razov nói: "Các công ty Nga không tham gia thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản ở các khu vực tranh chấp [tại Châu Á - Thái Bình Dương] và điều này đã được chúng tôi giải thích nhiều lần với tất cả các bên liên quan". Ông Razov cũng nói với Novosti rằng Nga "đã nhiều lần làm rõ vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao ". " Trên khía cạnh pháp lý thì chúng tôi không có thắc mắc gì hết." Ông tái khẳng định: "Các công ty của Nga không thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp biển đảo" - có nghĩa Nga cho rằng các lô mà Gazprom thăm dò cùng PetroVietnam là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông đại sứ cũng kêu gọi các quốc gia tranh chấp chủ quyền giải quyết bất đồng thông qua thương lượng hòa bình. Ông Razov được Ria Novosti dẫn lời nói: "Đối với các nước đang gặp bất đồng, thậm chí ở trong tình trạng xung đột, lập trường của Nga rất rõ ràng. Chúng tôi mong muốn rằng các tranh chấp và xung đột được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại ngoại giai, tìm kiếm giải pháp hòa hoãn hoặc công cụ pháp lý".
|