Trung Quốc tiếp tục gây sóng gió Trung Quốc đang có kế hoạch xây mạng thông tin liên lạc phi pháp bao trùm biển Đông, đồng thời đưa tàu hải giám tuần tra ở biển Hoa Đông. Tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư ngày 14.9 - Ảnh: AFP
Gần 1 giờ sau, phía Nhật phát hiện thêm 4 tàu 50, 26, 27 và 15 vào vùng biển phía bắc đảo Kuba/Hoàng Vĩ Tự. CG lập tức điều tàu tuần tra, máy bay đến các khu vực trên đồng thời yêu cầu các tàu Trung Quốc rút đi. Đến trưa qua, 6 tàu Trung Quốc đều rút khỏi khu vực nói trên nhưng chưa rõ có còn quanh quẩn gần đó hay không. Nhật đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa để phản đối vụ việc trong khi Thủ tướng Yoshihiko Noda tổ chức họp khẩn để ra lệnh tăng cường giám sát hoạt động của Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư. Bên cạnh đó, AFP ngày 14.9 dẫn một số nguồn tin cho hay chính phủ Nhật vừa ban hành cảnh báo an toàn cho công dân nước này tại Trung Quốc sau 6 vụ người Nhật ở Thượng Hải bị tấn công. Đáp lại, Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đội tàu hải giám nói trên đến Senkaku/Điếu Ngư để bảo vệ chủ quyền. Giữa lúc căng thẳng đang dâng cao, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng. Nhân Dân nhật báo đăng loạt ảnh về các cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo của 4 quân khu ở Trung Quốc nhưng không nói rõ thời gian và địa điểm. Truyền thông Hồng Kông dẫn lời giới phân tích nhận định việc Trung Quốc chỉ điều tàu hải giám đến Senkaku/Điếu Ngư cho thấy nước này “chưa muốn quân sự hóa” căng thẳng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo các bên phải hết sức kiềm chế, tránh những manh động, tính toán sai lầm có thể làm bùng phát xung đột. Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng nếu thật sự xảy ra đụng độ, hải quân Trung Quốc không phải là đối thủ của Lực lượng phòng vệ Nhật.
Lầu Năm Góc hôm qua thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ khởi động chuyến công du châu Á vào cuối tuần này. Trọng tâm của chuyến đi lần này chính là thảo luận với giới chức Trung Quốc về những bất đồng không dễ tháo gỡ liên quan tới tình hình khu vực, nhất là ở các vùng biển có tranh chấp. Theo AP, ban đầu lịch trình ban đầu của ông Panetta chỉ đến Trung Quốc nhưng giữa lúc căng thẳng Nhật - Trung đang leo thang, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quyết định đến Tokyo trước. Kyodo News đưa tin ông Panetta sẽ có cuộc gặp quan trọng với người đồng cấp Nhật Bản Satoshi Morimoto vào ngày 17.9. Hai bên được dự kiến sẽ tái xác nhận quan hệ đồng minh, cũng như kế hoạch triển khai trực thăng vận tải Osprey đến Okinawa. Trong một diễn biến liên quan, kết thúc Cuộc tham vấn Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Nhật - Úc tại Sydney ngày 14.9, Canberra và Tokyo tuyên bố tăng cường quan hệ quốc phòng song phương cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc phòng 3 bên Úc - Nhật - Mỹ. Úc và Nhật cũng sẽ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn trong hoạt động quân sự, theo báo The Australian. H.G
|