Đài Loan phản đối Luật Biển Việt Nam Luật Biển 2012 của Việt Nam, vốn có hiệu lực vào ngày 01/01/2013, tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Ngoài ra, ông cho biết, Bộ đã chỉ đạo văn phòng đại diện ngoại giao của Đài Loan tại Việt Nam để truyền đạt lập trường của chính phủ Đài Loan tới nhà chức trách Việt Nam. Bộ Ngoại giao cho biết trong tuyên bố của mình rằng dù xét trên bình diện địa lý, lịch sử hay luật quốc tế, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, Đông Sa (Pratas) và Bãi Macclesfield, cũng như vùng biển xung quanh các khu vực này cũng như thềm lục địa và đất bồi là một phần vốn có của lãnh thổ Đài Loan. Bộ Ngoại giao Đài Loan nói họ nắm giữ quyền chủ quyền không thể tranh cãi đối với bốn quần đảo và vùng biển lân cận , và sẽ không công nhận bất kỳ việc thừa nhận hay chiếm đóng nào tại các khu vực này của bất kỳ nước nào với bất kỳ lý do gì. Tuy nhiên, Bộ này cho biết, Đài Loan là sẵn sàng làm việc với các nước khác để duy trì tự do hàng hải và khám phá các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, dựa trên các nguyên tắc cơ bản gồm "gìn giữ chủ quyền, gác bỏ tranh chấp, hòa bình và có đi có lại, tìm kiếm thăm dò và khai thác chung." Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi các bên tuyên bố có chủ quyền kiềm chế, thay đối đầu bằng đối thoại và hợp tác trong việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho khu vực.
Steve Hsia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Đảo này có diện tích 0,49km2, nằm cách Cao Hùng 1.600km về phía tây nam. Việt Nam nói đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. Trung Quốc và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo này. Vào tháng Chín năm 2012, Bộ Ngoại giao Đài Loan lên tiếng bác bỏ phản đối của Việt Nam quanh chuyến thăm vào tháng Tám của các quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình. Bộ Ngoại giao Đài Loan nói: "Không nước nào được quyền bình luận về những hoạt động bình thường, được tiến hành trên đảo này khi Đài Loan thực thi quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền quản lý của mình." Người Phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị vào lúc đó khẳng định chuyến thăm là điều ông gọi là "hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam" ở Trường Sa. Chủ quyền đối với một số đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa và các bãi đá cạn - một số bãi chỉ có thể nhìn thấy khi triều xuống - đang là vấn đề tranh cãi giữa Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines. Không hòn đảo nào có dân cư sinh sống thực sự và tất cả các nước có tranh chấp, trừ Brunei, đều ít nhiều có hiện diện quân sự tại một số đảo. Hồi tháng Ba năm 2012, Việt Nam cử một số sư sãi ra làm các nghi lễ tôn giáo tại một số chùa trên quần đảo Trường Sa. Tranh chấp tại Trường Sa có lúc đã nổ bùng thành đối đầu quân sự với cuộc giao tranh ngắn tại bãi đá Gạc Ma giữa Trung Quốc và Việt Nam đã khiến gần 70 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng vào năm 1988. Việt Nam và Trung Quốc cũng tranh cãi về quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hồi đầu năm nay đã bắt giữ một số tàu cá của Việt Nam. Vào năm ngoái giữa Trung Quốc và Philippines, giữa Trung Quốc và Việt Nam, đã nổ ra những cuộc đấu khẩu gay gắt về chủ quyền ở Biển Đông liên quan tới quyền thăm dò khai thác dầu khí.
|