Nhộn nhịp ngoại giao an ninh ở Đông Á Cùng lúc, khối ASEAN tiếp tục đề cao quy tắc ứng xử cho khu vực Biển Đông và tiếp tục đối thoại với Trung Quốc. Chuyến thăm của các quan chức Mỹ, gồm Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell và Thứ trưởng Quốc phòng Mark Lippert cùng giám đốc châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia Daniel Russell sang Tokyo và Seoul là để bàn với tân nữ tổng thống Hàn Quốc và tân thủ tướng Nhật Bản về an ninh vùng. Tranh chấp chủ quyền Tokyo và Seoul cũng đang có tranh chấp biển đảo như một di sản từ thời kỳ Nhật chiếm đóng Triều Tiên 1910-45. Qua lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Victoria Nuland vào tuần trước, Toà Bạch Ốc bày tỏ quan điểm của Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ hai: "Hoa Kỳ muốn thấy tân chính phủ Nhật Bản, tân chính phủ Hàn Quốc hợp tác để giải quyết các vấn đề lãnh thổ, lịch sử qua đối thoại." Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là tranh chấp quanh vùng đảo Điếu Ngư hay Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Về phía mình, ASEAN cũng đang nhận được các tín hiệu từ Nhật Bản về sự hỗ trợ cho họ tại vùng biển Đông Nam Á. Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines 10 chiếc thuyền tuần tra bờ biển và phương tiện thông tin để bảo vệ hải phận. Ông Shinzo Abe chọn Việt Nam, nước đang ở tuyến đầu trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, là điểm đến đầu tiên trong vòng công du tới cả Thái Lan và Indonesia tuần này. Câu hỏi hiện nay là một thủ tướng thuộc phe hữu của Nhật sẽ có thái độ cứng rắn hay thực tiễn về ngoại giao. 'Abe linh hoạt' Ông nhắc lại rằng trong lần nắm phủ thủ tướng Nhật lần trước 2006-7, ông Abe đã “duy trì và thậm chí còn cải thiện quan hệ với các nước láng giềng”. Ông Marty Natalegawa, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, nói với BBC về bối cảnh vùng biển tranh chấp trước chuyến thăm của ông Shinzo Abe: “ASEAN hoạt động bằng biện pháp ngoại giao, thông qua cơ chế ‘Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử’ và việc lập ra bộ quy tắc ứng xử cho vùng biển Nam Trung Hoa.” Đại diện cho Indonesia, nước sẽ đón ông Abe dự lễ kỷ niệm 40 năm ASEAN- Nhật Bản vào ngày 17/1 này, ông Natalegawa tin rằng: “Indonesian nằm trong ASEAN và hiệp hội đang cùng Trung Quốc đảm bảo để điều kiện trong vùng biển Nam Trung Hoa được ổn định để có thể cho các bên liên quan thảo luận được với nhau.” Ông cũng cảnh báo: “Liệu có biện pháp khác để giải quyết xung đột ở biển Nam Trung Hoa? Hay chúng ta để tình hình tuột khỏi vòng kiểm soát và phải dùng đến bạo lực? Tôi nghĩ là không. Chúng ta phải luôn đặt luật quốc tế lên trên hết.” Ông cũng nêu quan điểm “luật biển quốc tế và giải pháp hòa bình” phải là ưu tiên cho ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc khi đề cập đến nguy cơ xung đột trong vùng biển hiện có tới một phần ba lưu lượng hàng hải quốc tế đi qua.
|