Việt-Nhật phản đối chiếm biển bằng vũ lực Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng nhiệm Việt Nam hôm thứ Tư 16/1 đã thống nhất tăng cường quan hệ an ninh song phương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh bạo. Ông Abe hiện đang ở H̀a Nội trong chặng thứ nhất của chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng trước. Dường như ông Seko đề cập một cách gián tiếp tới căng thẳng về chủ quyền tại Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines. Trong khi đó, tin mới nhất chúng tôi nhận được từ Tân Hoa Xã, tàu Hải Tuần 21 của Trung Quốc hôm 16/1 đã tới đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chuyến đi của tàu hải tuần này nhằm mục đích tuần tra và thử nghiệm các thiết bị thông tin, sẽ kết thúc vào ngày 19/1 với tổng hành trình khoảng 600 hải lý. Ông Nguyễn Tấn Dũng nói sau khi hội đàm với Thủ tướng Abe rằng lãnh đạo hai nước cùng chia sẻ quan điểm rằng các tranh chấp và vấn đề ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải được giải quyết "thông qua đàm phán hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế". Ông Abe được dẫn lời nói rằng Tokyo và Hà Nội cùng "đối diện các thách thức chung trong khu vực và bổ trợ lẫn nhau trong kinh tế với vai trò đối tác". Thủ tướng Abe cũng tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chính trị và an ninh với Việt Nam. Vẫn coi trọng quan hệ với Bắc KinhTuy nhiên ông Shinzo Abe nói với người tương nhiệm Việt Nam rằng Nhật Bản coi quan hệ với Trung Quốc là "một trong các mối quan hệ song phương quan trọng nhất" và Tokyo sẽ cố gắng duy trì cũng như tăng cường đối thoại với Bắc Kinh nhằm giữ quan hệ, vốn đang gặp căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền tại quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku ở Biển Hoa Đông. Quan hệ giữa hai nước này hiện bị cho là đã xuống tới mức tồi tệ nhất trong nhiều năm nay, nhất là sau việc Chính phủ Nhật mua ba trong năm hòn đảo chính thuộc nhóm đảo Senkaku từ tay chủ sở hữu tư nhân vào tháng Chín năm ngoái. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đôi với quần đảo này, mà họ gọi là Điếu Ngư. Thủ tướng Nhật nói Tokyo sẽ tiếp tục phản ứng một cách bình tĩnh với tư cách "một quốc gia có trách nhiệm trong khu vực". Ông nói thủ tướng Việt Nam bày tỏ sự thông cảm và ủng hộ đối với lập trường của Nhật. Về khía cạnh kinh tế, ông Shinzo Abe, người mới nhậm chức vào tháng 12 năm ngoái, loan báo khoản vay mới 500 triệu yen cho Việt Nam phát triển hạ tầng cầu đường và xây dựng nhà máy nhiệt điện. Nhật Bản và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, cùng nhiều dự án khác trong đó có sản xuất đất hiếm. Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Shinzo Abe còn tuyên bố hai nước bắt đầu loạt hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau hội đàm với Thủ tướng Dũng, Thủ tướng Abe có cuộc gặp Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau Việt Nam, ông Shinzo Abe thăm Thái Lan và Indonesia.
|