Thứ Bẩy, 16/03/2013 - 16:26 Tàu Quỳnh Sa 3 - tàu hậu cần phục vụ lính, dân Trung Quốc chiếm đóng và sinh sống trái phép trên quần đảo Hoàng Sa đã tăng tần suất lên 4 lần/tháng. Cái gọi là “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc đơn phương thành lập vào tháng 6/2012, dựa trên cơ sở đường lưỡi bò phi pháp tự vẽ ra hòng độc chiếm 90% diện tích Biển Đông, quản lý phi pháp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh còn ngang nhiên đặt trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa và trao quyền quản lý thành phố phi pháp này cho tỉnh Hải Nam Từ đó đến nay, Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thách thức dư luận và luật pháp quốc tế khi cấp tập đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như mở rộng, bành trướng, đưa dân ra sinh sống trái phép, phát triển nghề cá, du lịch và tăng cường các hoạt động quân sự, bán quân sự (trái phép) trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc còn thành lập thôn Mỹ Tế để đưa dân Trung Quốc ra sinh sống trái phép trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì mới đây tại Hội nghị chính trị Hiệp thương nhân dân còn lên giọng khẳng định cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông hồi năm 2012 là “một bước đi quan trọng của chính quyền trung ương sau khi xem xét các tình huống trong và ngoài nước” và tin tưởng cái gọi là “Tam Sa” sẽ mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển và mở cửa của tỉnh Hải Nam. Trong khi đó, người đang giữ chức danh phi pháp Bí thư kiêm Thị trưởng cái gọi là “Tam Sa” Tiêu Kiệt ngang nhiên khẳng định du lịch sẽ ngành công nghiệp mũi nhọn của “Tam Sa”. Theo đó, các chương trình, chương trình "du lịch Tam Sa" (trái phép) đầu tiên sẽ được khởi động trong năm nay với tour tham quan (trái phép) Hoàng Sa. Mỗi tour du lịch Hoàng Sa mà Trung Quốc tổ chức trái phép dự kiến kéo dài 2-3 ngày. Theo Linh Phương
|