TQ bắn cháy tàu VN 'là chuyện tất yếu' Gửi cho BBCVietnamese.com từ Việt Nam Cập nhật: 10:36 GMT - thứ sáu, 29 tháng 3, 2013 Trung Quốc liên tiếp đưa tàu hải giám ra các vùng biển phía đông và nam nước họ Những ngày qua, hai thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa thân cận, từng gắn bó như hình với bóng: Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đun nóng dư luận thế giới trên vấn đề biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Dư luận trong nước bất bình lên tiếng, quá lắm họ cũng chỉ dám gọi tên “tàu lạ” mà thôi. Và sự kiện ngày 20/3 vừa qua, Trung Quốc có hành động “bắn” tàu đánh cá Việt Nam cháy cabin, xét trong chuỗi logic, đó là một hành động tất yếu. Dân chúng yêu nước ai cũng có thể tiên đoán hành động đó, còn xảy ra lúc nào, sớm hơn hay muộn hơn, chỉ là chuyện thời gian. Hình như chỉ một mình chính quyền Việt Nam là không tin hành động đó của Trung Quốc có thể xảy ra, khi mà hai bên vẫn liên tục qua lại ở cấp cao nhất. Rõ ràng đó là một niềm tin ngây thơ và mù quáng. Vỗ mặt và xoa đầu Điều đó ngăn chận các nước liên hiệp với nhau, tạo sức mạnh lớn “đập” Trung Quốc tả tơi. Nhưng cốt yếu hơn, Trung Quốc sợ bị lộ bộ mặt “tham lam” trước tất thảy các nước.
Chiến thuật “ru ngủ” và “xoa đầu” kiểu nước lớn nhiều năm qua, khiến lãnh đạo Việt Nam trở nên nhũn nhặn ngoan hiền. Điều đó vô tình sát thêm muối vào “vết thương” của dân chúng. Nhưng trớ trêu thay, tuy đã bỏ qua nhiều cái tát vào mặt, không chỉ riêng chuyện Biển Đông, lần này Việt Nam bỗng dưng “to gan” khi dám “mở miệng” chỉ đích danh Trung Quốc bắn cháy tàu ngư dân nước mình. Có vẻ như, đó không phải là hành vi tức nước vỡ bờ mà Việt Nam đã tìm được chỗ dựa vững chắc khác. Phải nhớ rằng, khi Trung Quốc to lớn làm “loạn” trên vùng biển tranh chấp với Philippines, khiến đất nước nhỏ bé này dọa đòi đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế, thì Việt Nam phải cúc cung van lơn, một cách nhu nhược. Có thể nói để đến sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực trầm trọng như vậy, lỗi lớn là ở cách hành xử của lãnh đạo Việt Nam. Nhân nhượng và chiều chuộng Trung Quốc một cách thái quá. Trong khi lại chà đạp và xúc phạm lên tiếng nói, hành động của người dân lương thiện yêu nước chính đáng. Để được gọi tên “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” đầy tự hào và trìu mến hôm nay, nhiều người đã phải trả giá đắt cho sinh mệnh chính trị lẫn tư cách công dân bình thường. Dân chúng lấy làm thắc mắc rất nhiều, tại sao mỗi lần đất nước bầu được những chức danh quan trọng, thì hệt như rằng khả năng phán đoán của phần đông, chắc chắn những chức danh ấy sẽ lặn lội sang đại quốc “báo cáo”. Điều đó gợi người dân nhớ tới lịch sử, giống như một thuộc quốc vậy. Không có tự chủ hoặc chỉ là tự chủ giả tạo. Ngày nay, dân chúng đòi hỏi sự minh bạch thông tin đối với tất cả khía cạnh xã hội, có lẽ phần lớn vì lẽ ấy.
Nó không có nhân văn và hỗn láo với truyền thống yêu nước của tiền nhân hàng ngàn năm qua. Vô hình chung, thể chế tự làm mất điểm khủng khiếp. Trong khi đó hiện trạng của Việt Nam là hiện trạng dở khóc dở cười. Chính quyền ngày càng tự đẩy mình ra xa dân chúng hơn. Còn người dân thì có cảm giác không được tôn trọng, thậm chí có cảm giác phẫn uất, dồn nén mọi thứ. Hiện trạng Việt Nam như vậy là một hiện trạng rất nguy hiểm. Nó như một quả bom hẹn giờ nổ. Trong khi có dư luận trong nước tin rằng thế hệ lãnh đạo của Việt Nam ngày nay hầu hết là “thế hệ những người lùn” lãnh đạo đất nước. Lùn từ cách đối đãi với dân chúng đến cách ứng xử với bên ngoài. Lùn đến nỗi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, phải lên lớp lãnh đạo Việt Nam là các ông phải “chăn” dân lại đi là một nỗi xấu hổ tột cùng. Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả Bấm Đồng Chuông Tử, cây bút dân tộc Chăm, sinh năm 1980 ở Bình Thuận.
|