13:00 | 05/06/2013 Trung Quốc ngày càng cô đơn, lắm kẻ thù > Kịch bản chiến tranh Trung - Nhật ở Thái Bình Dương > Không chiến ở Điếu Ngư/Senkaku: Nhật sẽ đại thắng
Trong Hội nghị an ninh Đối thoại Shangri – La tổ chức tại Singapore vừa qua, như những lần trước, Trung Quốc đã cử quan chức quốc phòng với quân hàm khá thấp tham gia – Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Thích Kiến Quốc. Điều này cho thấy hoàn cảnh lúng túng của Trung Quốc trong diễn đàn xuyên khu vực này – vừa muốn tham gia, vừa muốn tách rời. Cựu Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh tỏ ra rất hậm hực khi trả lời phỏng vấn báo chí. Lý Triệu Tinh vừa chỉ trích tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngay cả quan điểm đúng sai cơ bản cũng không có, đưa ra những phát ngôn lập lờ trong vấn đề biển Đông. Đồng thời Lý Triệu Tinh cũng không quên phê bình các nước châu Âu thích “xía vô” vào chuyện của người khác để tham gia vào chiến lược tái cân bằng châu Á. Những lời phát biểu này của Lý Triệu Tinh chính là sự phản ánh chân thực hoàn cảnh khó xử của Trung Quốc trong diễn đàn này, dường như tất cả các quốc gia đều đang cố tình hoặc vô tình chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, biến Đối thoại Shang ri-la thành diễn đàn “bao vây tấn công Trung Quốc”, điều hòa lập trường và phương thức hành xử với Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, từ trước đến nay chính phủ Trung Quốc luôn tỏ ra thận trọng với diễn đàn này, quân hàm của quan chức được cử sang tham gia hội nghị đều thấp hơn các quốc gia khác. Thực tế cho thấy, so với 30 năm về trước, Trung Quốc đang trở nên cô lập hơn. Quan chức Trung Quốc tỏ ra rất lẻ loi, cô độc trong diễn đàn rất quan trọng đối với các nước châu Á và Đông Nam Á này. So với ông Thích Kiến Quốc, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật Bản tỏ ra thoải mái và lịch thiệp hơn nhiều. Mặc dù hai bên còn nhiều bất đồng lớn, nhưng họ đều chủ động bắt tay quan chức quốc phòng Trung Quốc và chuyện trò vài câu đơn giản. Nếu nói những tình tiết trên vẫn chưa có gì đáng kể thì trong thời gian diễn ra hội nghị, dù là trong các cuộc gặp gỡ, trao đổi đa phương hay song phương, chủ đề được các bộ trưởng thảo luận nhiều nhất vẫn là vấn đề ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các chương trình nghị sự đều liên quan đến Trung Quốc – quốc gia có mối quan hệ lợi ích và trách nhiệm quan trọng đối với an ninh khu vực. Các nước đều mong muốn Trung Quốc xây dựng cơ chế quản lý giám sát sự bất đồng và đối lập, đảm bảo an ninh khu vực. Rất rõ ràng, trong mắt các nước châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc đã trở thành một trong những căn nguyên gây rắc rối cho hoạt động bảo vệ nền hòa bình, ổn định của khu vực.
Ngược lại sẽ thấy, tại châu Á, Trung Quốc trở nên cô lập hơn nhiều so với trước kia. Điều này đã vượt trên cả sự tưởng tượng của nhiều người. Đáng ra một quốc gia đang phát triển trở thành cường quốc kinh tế, cần phải giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nước trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ về kinh tế, thương mại đang được duy trì hết sức mật thiết như hiện nay. Đối đầu với cả thế giới?
Việt Nam với tư cách là nước sôi nổi nhất trong công tác thúc đẩy mối quan hệ quốc tế, nếu chỉ đứng trên góc độ song phương để lý giải về mối quan hệ Việt Nam – Singapore được nâng lên tầm cao mới là chưa đủ, còn phải đặt trong bối cảnh trỗi dậy của Trung Quốc để xem xét. Chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc đã lỗi thời và bị cả thế giới lên án.
Cũng giống như Việt Nam, bà Catherine Ashton - đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu đã có chuyến thăm Singapore và tham gia vào hội nghị an ninh Shangri-la đồng thời có bài phát biểu về vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia và né tránh xung đột. Điều có ảnh hưởng sâu sắc là, các nước đều đốc thúc châu Á áp dụng biện pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề tranh chấp đồng thời triển khai thương thảo về vấn đề xây dựng cơ chế an ninh có liên quan. Đối với châu Á, mũi nhọn chĩa vào Trung Quốc đã rất rõ ràng, vì trong khu vực này, không có quốc gia nào đủ sức mạnh để giải quyết các vấn đề bằng biện pháp phi hòa bình như Trung Quốc, và trong mắt hầu hết các nước, Nhật Bản không phải là quốc gia tiềm ẩn giải quyết vấn đề bằng vũ lực. Nguyên nhân thứ hai khiến Trung Quốc trở nên cô lập không phải là sức mạnh, mà là Trung Quốc từ chối gia nhập vào hệ thống quốc tế mà mọi người đều đồng thuận, quyết định tự mình chơi một sân riêng, thử nghiệm triển khai hình thái chính trị và ý thức theo lối của riêng mình, từ đó khiến tương lai của Trung Quốc càng trở nên khó dự đoán, đồng thời cũng càng trở nên không tự tin. Thời gian vừa qua Trung Quốc liên tiếp có những hành động ủng hộ chủ nghĩa dân tộc cực đoan lộ diện trong quan hệ đối ngoại. Quan hệ với nước ngoài cũng cứng rắn hơn và thường xuyên sử dụng vũ lực, ngấm ngầm dùng vũ lực để giải quyết vấn đề, đồng thời triển khai cuộc vận động mới thống nhất tinh thần trong nước. Nhiều tạp chí quyền uy thi nhau tung ra các bài viết phản đối nền chính trị lập hiến và tiếp thu quan điểm chính trị của phương Tây, đồng thời thu hẹp sự dự do ngôn luận trong công chúng để tạo môi trường và bầu không khí có lợi cho sự cầm quyền. Điều này vừa là sự thể hiện cụ thể của nền chính trị trong nước, đồng thời cũng là minh chứng cho thấy sự đối đầu với phương Tây và cả hệ thống thế giới hiện tại. Trung Quốc tích cực tìm kiếm cơ hội bắt tay với Nga trong lĩnh vực quân sự - chính trị, lôi kéo bạn cũ châu Phi, xoa dịu Ấn Độ, tăng cường quan hệ với Trung Mỹ, tất cả là nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ phòng tuyến với Mỹ. Sau khi thực hiện hết mọi biện pháp phòng ngừa, ông Tập Cận Bình mới sang thăm Mỹ, thong thả dạo bộ với tổng thống Obama ở California, có thể như thế mới khiến nhà lãnh đạo này cảm thấy yên tâm hơn chăng? Tuy nhiên, từ góc độ khác – liên minh Đại Tây Dương và hệ thống cũ vốn phải lệ thuộc vào liên minh này thì đây lại không phải là một tin tốt lành. Huy Long
|