[Tintuc-hoangsatruongsa]
'Nói trắng ra VN phản đối đường lưỡi bò'
Cập nhật: 13:58 GMT - thứ ba, 30 tháng 7, 2013
.Media Player
Chủ tịch VN trả lời các câu hỏi của đại biểu tham gia buổi tọa đàm ở Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và các vấn đề Quốc tế (CSIS) tại Washington.
Nghemp3
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch Trương Tấn Sang tái khẳng định lập trường phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thể hiện qua đường chín đoạn.
Đường yêu sách chủ quyền chín đoạn, còn gọi là đường 'lưỡi bò' mà Trung Quốc dựng lên, chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông.
Chủ tịch Sang là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của nhà nước Việt Nam được mời thuyết trình tại viện CSIS.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm ở Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và các vấn đề Quốc tế (CSIS) chiều thứ Năm 25/7, ông Sang nói: "Chúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học nào cho tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc] và do vậy chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường chín đoạn của Trung Quốc".
Đây là một trong những lần ít ỏi mà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam trực tiếp phát biểu một cách thẳng thắn trước cử tọa quốc tế về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Các câu hỏi cho Chủ tịch Sang
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ: Nói về quan hệ đối tác toàn diện Mỹ Việt, ông có thể cho biết sự khác biệt gì của cam kết mới này so với cam kết hợp tác từ trước giữa hai nước. Câu hỏi thứ hai là nếu phải chọn một trong các nét chính của cam kết đối tác toàn diện thì nét chính đó là gì. Và câu hỏi thứ ba là ông nghĩ gì về tác động có thể có của quan hệ đối tác toàn diện mới này đối với quan hệ của Việt Nam với các nước trong vùng.
Ông Stanley Roth, Phó Chủ tịch The Boeing Company: Tôi muốn hỏi ông về môi trường chiến lược, là điểm ông nói tới trong phần đầu của bài thuyết trình. Ông có thể nói về chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương? Và Việt Nam đánh giá chiến lược tái cân bằng này ra sao trong bối cảnh duy trì hòa bình và ổn định, mà ông nhấn mạnh là yếu tố cần thiết, để phát triển.
Bà Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp cho Khu vực Châu Á, CSIS: Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều ủng hộ việc áp dụng luật quốc tế để quản lý và giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại Biển Nam Trung Hoa. Gần đây Philippines mang tranh chấp này ra tòa trọng tài quốc tế về luật biển. và một trong các điểm của đơn kiện này là việc xác định tính hợp pháp của đường chín đoạn của Trung Quốc. Tôi phân vân liệu Việt Nam có cân nhắc nộp đơn kiện riêng của mình ra tòa trọng tài quốc tế để hy vọng giải quyết một vài tranh chấp lãnh thổ với láng giềng tại Biển Nam Trung Hoa?
Nguyễn Trung, Phóng viên Ban tiếng Việt Đài tiếng nói Hoa Kỳ: Tôi muốn hỏi là người Mỹ gốc Việt đóng vai trò thế nào trong việc củng cố mối bang giao Việt Mỹ.
Ernest Bower, Cố vấn cao cấp tại CSIS: Tôi biết rằng Việt Nam, với tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh , nay cũng tập trung vào môi trường và cân bằng chất lượng môi trường để tăng trưởng về lâu dài cũng như sức khỏe và phúc lợi của công dân Việt Nam. Tôi muốn biết việc này sẽ được tiếp tục ra sao trong tương lai và chúng tôi có thể làm gì để hỗ trợ.
Mark Vlasic, Georgetown University: Ông có đề cập tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam vậy ông có thể bình luận thêm về khu vực kinh doanh tư nhân và Việt Nam có thể làm gì để giúp đưa doanh nghiệp Mỹ vào làm ăn tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Sang không trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có tham gia vụ kiện Trung Quốc của Philippines tại Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc hay không.
Ông chỉ nói một cách ngắn gọn: "Là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có quyền thực hiện các việc tố tụng của mình".
Trước khi trả lời câu hỏi của cử tọa, ông Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu trong đó ông nói về vai trò của châu Á trong nền kinh tế toàn cầu, cũng như tóm lược chính sách của Việt Nam trong thời gian tới.
Chủ tịch Việt Nam nói rằng châu Á là "trung tâm của cơ hội và sự phát triển”, nhưng để tận dụng cơ hội và phát triển tiềm năng thì “cần có một môi trường hòa bình, ổn định và giảm thiểu mọi xung đột”.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải, và nói rằng Trung Quốc và các nước Asean đã thống nhất hợp tác để đưa ra một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông nhằm giải quyết tranh chấp biển.
Bình luận về sự kiện ông Trương Tấn Sang tới thuyết trình tại CSIS, Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ Jose L. Cuisia, Jr nói với BBC rằng "Việc Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có thể chia sẻ tầm nhìn của mình với cả Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế là điểm tốt".
Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt ngay tại sự kiện này, Đại sứ Philippines nói việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông được Philippines đưa ra tòa án quốc tế phân xử có nghĩa là quá trình xử sẽ được rút ngắn lại.
Ông Jose L. Cuisia, Jr nói "Quá trình xét xử có thể mất khoảng hai đến ba năm và đưa ra tòa trọng tài là cách thức hòa bình để giải quyết chủ đề này".
Bình luận về việc Trung Quốc kín tiếng khi Việt Nam đề xuất không sử không dùng vũ lực trên biển Đông, Đại sứ Jose L. Cuisia, Jr nói "Tôi nghĩ là Hoa Kỳ cũng nói tương tự là họ không đứng về bất kỳ phía nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, để giải quyết vấn đề này, và chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này.
"Chúng tôi tin vào cách giải quyết hòa bình, và đưa ra tòa trọng tài là phương thức hòa bình để giải quyết chủ đề này, và chúng tôi đã hy vọng có Trung Quốc tham gia, nhưng họ đã chọn không tham gia và phiên phiên tòa này.
"Nhưng dù Trung Quốc có vắng mặt thì vụ tranh tụng vẫn sẽ vẫn được tiến hành".
Posted by bbc
on August 02, 2013 at 00:44:05:
[Tintuc-hoangsatruongsa]