Thế giớiThứ Tư, 07/08/2013 - 15:45 Tư lệnh không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương tiết lộ, giống như đối phó với Liên Xô năm xưa, Mỹ sẽ đưa các đơn vị tác chiến tinh nhuệ trực chiến quanh Trung Quốc để bao vây nước này. Hôm nay (7-8), tờ Liên hợp Buổi sáng Singapore có bài viết nêu rõ đối với Mỹ trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền kiểm soát ở khu vực Tây Thái Bình Dương, sự phát triển của sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã trở thành “mâu thuẫn chủ yếu”. Còn việc thế lực cánh hữu Nhật Bản thoát khỏi những ràng buộc về hiến pháp và phát triển quân sự chỉ là “mâu thuẫn thứ yếu”. Ngày 29-7, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết khiển trách Trung Quốc “đe dọa và sử dụng vũ lực” ở khu vực gần đảo Điếu Ngư và Biển Đông. Nghị quyết này đã lấy sự kiện hồi tháng 1-2013, tàu chiến Trung Quốc chĩa radar hỏa lực vào tàu hộ vệ của Lực lượng phòng thủ trên biển Nhật Bản làm bằng chứng và chỉ ra rằng cục diện ở hải vực xung quanh Trung Quốc đang có xu thế nóng lên. Đồng thời nhấn mạnh hoạt động hàng hải tự do ở hải vực phía Tây Thái Bình Dương liên quan chặt chẽ đến lợi ích quốc gia của Mỹ. 60% binh lực Mỹ được điều động sang châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục. Ảnh: Tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng trên hạm của hải quân Mỹ. 60% binh lực Mỹ được điều động sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục. Ảnh: Tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng trên hạm của hải quân Mỹ.. Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh của Mỹ với ngôi sao là tàu sân bay Gorges Washington, theo sau là các tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Wasp với phi cơ cánh xoay Cùng với đó, bản báo cáo giữa nhiệm kỳ mà Bộ quốc phòng Nhật Bản công bố cách đây không lâu để xây dựng Đại cương chương trình phòng thủ phiên bản mới đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận. Theo đề cương của bản báo cáo này, để tăng cường hoạt động giám sát, cảnh giới nhằm vào hướng đảo Điếu Ngư/Senkaku và chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, Nhật “buộc phải tăng cường trang bị vũ khí”. Chính vì thế Nhật phải xem xét đến khả năng tấn công phủ đầu, bao gồm các biện pháp như mua máy bay không người lái hoạt động ở tầm cao và xây dựng một lực lượng tương tự như lực lượng thủy quân lục chiến. Với tư cách là phương châm chỉ đạo cho chính sách quốc phòng của Nhật Bản, Đại cương chương trình phòng thủ này sẽ được áp dụng trong 10 năm tới. Cuối năm 2010, chính quyền đảng Dân chủ đề ra Đại cương chương trình phòng thủ phiên bản mới, hướng phòng thủ trọng điểm từ Bắc chuyển sang Nam, tức từ phía Liên Xô trong Chiến tranh lạnh chuyển sang hướng các hòn đảo phía Tây Nam. Tàu sân bay Huyga của Nhật có thể sớm được trang bị tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản hải quân. Nhật cũng vừa hạ thủy thêm một tàu sân bay mới toanh loại này. Hạm đội hùng hậu của hải quân Nhật. Theo một quan chức của lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản, trên thực tế Mỹ không lo ngại sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản sẽ trở thành mối đe dọa đối với Mỹ. Hiện Nhật Bản có khoảng hơn 500 trạm biến áp điện quan trọng, Mỹ hoàn toàn kiểm soát vai trò của các trạm biến áp này trong mạng lưới điện quốc gia của Nhật Bản và có kinh vĩ độ cụ thể của các trạm biến áp này. Nếu có biến, Mỹ chỉ cần phát động cuộc tấn công thường quy đối với các trạm biến áp nằm ở khu vực dài và hẹp như Osaka, Kyoto, Kobe, Tokyo... là đã có thể đánh quỵ ngành công nghiệp kỹ thuật của Nhật Bản, thậm chí đưa Nhật Bản trở về với cảnh ngộ của 100 năm về trước. Chính vì thế, Mỹ không cần quan tâm đến mối đe dọa hạt nhân, đồng thời cũng không lo ngại Nhật Bản sẽ thách thức vị thế chủ đạo của hải quân Mỹ tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Theo Huy Long
|