Thứ Bẩy, 10/08/2013 - 10:00 Tình hình biển Đông đang ngày càng trở nên bất ổn. Dưới sự trợ giúp của Mỹ, Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực đối phó với những hành động gây căng thẳng trên biển Đông. Trong khi đó, nguy cơ tiềm ẩn về cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng lớn lên. Trong tình hình này, các nước Đông Nam Á sử dụng chính sách “ngoại giao pháo hạm” là rất phù hợp. Hải quân các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ, xây dựng cơ chế tổ chức Hội nghị tư lệnh hải quân các nước ASEAN, thì sẽ nâng cao được sức mạnh nội khối trên biển Đông, để đối phó với Trung Quốc. Tàu tên lửa tàng hình KRI Klewang 625 của Hải quân Indonesia Bài viết phân tích, hiện nay môi trường chiến lược phức tạp ở khu vực này khiến các nước Đông Nam Á chuyển từ chỉ đối thoại đơn thuần, sang hợp tác toàn diện có tính thực chất. Trước khi tổ chức Hội nghị Tư lệnh hải quân các nước ASEAN, Tổng tư lệnh của Quân đội Quốc gia Indonesia - Thượng tướng Agus Suharto đã đề xuất ý kiến, trong năm 2013, Indonesia sẽ đứng ra tổ chức cuộc diễn tập quân sự liên hợp đầu tiên trong lịch sử khối ASEAN. Theo tuyên bố, cuộc diễn tập này nhằm mục đích tăng cường hợp tác hải quân các nước trong khu vực, để nâng cao khả năng đối phó với những thách thức và đe dọa, nhưng trên thực chất nó còn bao hàm nhiều yếu tố chính trị. Cuộc diễn tập quân sự này cũng nhằm nâng cao khả năng phối hợp đồng bộ cho hải quân các nước Đông Nam Á, bảo vệ an ninh hàng hải ở khu vực biển Đông. Bài viết cho biết, đầu tiên, hải quân Indonesia sẽ tiến hành thương nghị với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng về những vấn đề cốt lõi, sau đó mới bàn đến tưởng định, phương án và địa điểm tổ chức diễn tập. Như vậy, có thể nhận thấy cuộc diễn tập này không chỉ đơn thuần là liên quan đến quân sự, mà còn liên quan đến chính trị và ngoại giao, không chỉ giới hạn trong phạm vi 1 nước Indonesia mà còn liên quan đến cả khối ASEAN. Tàu ngầm Type 206 KRI Cakra của Hải quân Indonesia Là người đề xướng và đứng ra tổ chức cuộc diễn tập quân sự này, Indonesia cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề lợi ích của quốc gia mình. Trong tình huống này, phương án tổ chức diễn tập tối ưu là các “hoạt động quân sự phi chiến tranh”. Điều này sẽ tránh được những ngộ nhận là tổ chức diễn tập với mục đích “nhằm vào một quốc gia nào đó”. Còn về phần Indonesia, tổ chức cuộc diễn tập này vừa giúp họ nâng cao địa vị trong khối, vừa có thể thu được những lợi ích kinh tế trong đó. Khởi xướng cuộc diễn tập quân sự liên hợp này là bước đi đầu tiên trong chính sách “Ngoại giao hải quân” của Jakarta. Và bây giờ, điều đầu tiên Indonesia phải tiến hành là làm tốt công tác chuẩn bị cho cuộc diễn tập, sau đó thuyết phục các nước thành viên ASEAN tham gia đầy đủ vào cuộc diễn tập này. Theo Nguyễn Ngọc
|