Nga đề nghị VN cho vào cảng Cam Ranh Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ từ nhiều năm nay Phía Nga được cho là đã đồng ý dành cho Việt Nam nhiều sự hỗ trợ về quân sự nhân chuyến công du Moscow của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh. Đích thân ông Thanh đã nêu cụ thể về những hỗ trợ này trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam về kết quả chuyến thăm.
Đào tạo và khí tài Về khí tài, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói phía Nga đã hứa với ông sẽ ‘Nga đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và có ưu đãi’ đối với các hợp đồng vũ khí mà hai nước đã ký kết, đồng thời cũng ‘đảm bảo hậu mãi, sửa chữa bảo dưỡng, cung cấp vật tư phụ tùng’. Hai nước cũng thống nhất sẽ thành một ‘liên doanh sửa chữa bảo dưỡng’ cho các vũ khí mà Liên Xô từng viện trợ trước đây và các vũ khí mà Việt Nam mới mua từ Nga. Ông Thanh cũng cho biết là ông cũng ‘học hỏi những điều cần thiết để xây dựng quân đội Việt Nam’ sau khi tham quan Bộ Tổng tham mưu và một số binh chủng của Nga. “Chuyến thăm đã đạt được sự hiểu biết, tin cậy chính trị và đáp ứng được các yêu cầu hiện nay,” ông nói với hãng tin nhà nước Việt Nam. Không cho vào Cam Ranh? Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh Ông cũng cho biết câu trả lời của ông: “Về vấn đề này, quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.” Mặc dù ông Thanh không nói rõ là Việt Nam có đồng ý cho Nga vào Cam Ranh hay không, nhưng câu trả lời trên của ông Thanh dường như đã ngụ ý rằng Việt Nam đã bác yêu cầu này của Nga. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những quân cảng nước sâu tốt nhất ở Thái Bình Dương và là một căn cứ rất tốt để kiểm soát cũng như phản ứng trước các diễn biến trên Biển Đông. Hồi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thăm Việt Nam cách nay hơn một năm, ông cũng đề nghị phía Việt Nam cho Hoa Kỳ được sử dụng cảng Cam Ranh nhưng không nhận được sự đồng ý. Cẩn trọng lời nói Ông phát biểu rằng sau khi hai bên trao đổi với nhau thì đã ‘thống nhất quan điểm đánh giá, tầm quan trọng và sự cần thiết phải hợp tác ngày càng sâu rộng hơn’. Tuy nhiên, ông nói ngay sau đó rằng sự hợp tác quốc phòng Nga-Việt ngày càng chặt chẽ này chỉ là ‘quan hệ song phương’ và ‘không nhằm vào nước thứ ba’. Việt Nam lâu nay vẫn chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và nhất là ‘cân bằng’ giữa các cường quốc, không ngả về bất cứ nước lớn nào để làm đối trọng lại nước lớn khác. “Khi trả lời các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, chúng tôi cũng nói rằng đây là hợp tác song phương, phục vụ lợi ích của hai bên và không nhằm vào nước thứ ba, không có liên minh quân sự và cũng không có căn cứ quân sự của Nga ở Việt Nam,” ông nhấn mạnh một lần nữa. "Khi trả lời các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, chúng tôi cũng nói rằng đây là hợp tác song phương, phục vụ lợi ích của hai bên và không nhằm vào nước thứ ba, không có liên minh quân sự và cũng không có căn cứ quân sự của Nga ở Việt Nam." Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh Điều đáng nói là tin này do chính Đài truyền hình NHK của Nhật vốn rất thạo tin đối với những vấn đề của Chính phủ Nhật, đăng tải. Tuy nhiên ông Vịnh ‘nói rõ’ rằng hai nước ‘chỉ bàn về hợp tác quốc phòng giữa hai nước’. Dường như bản tin của NHK, cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, về chủ đề này đã được gỡ bỏ. Còn đối với Bộ trưởng Thanh, sau chuyến thăm Nga ông bày tỏ thái độ lạc quan rằng việc hợp tác đào tạo, hợp tác kỹ thuật quân sự, chuyển giao công nghệ và lập liên doanh bảo dưỡng khí tài sẽ giúp cho quân đội Việt Nam ‘nâng cao năng lực và sẵn sàng chiến đấu nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ’. Ông Thanh đã có chuyến thăm Nga từ ngày 6 đến 10/8 và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng nước này Sergei Shoigu. Sau đó ông sẽ đi thăm tiếp các quốc gia châu Âu khác.
|