Mỹ Siết Vòng Vây Sát TC

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Mỹ Siết Vòng Vây Sát TC
    (10/26/2013) (Xem: 1615)
    Tác giả : Vi Anh
    Khác với Mỹ, TC đụng một chút là phản đối, hù doạ các nước Á châu Thái Bình Dương lân cận. Chỉ trong mấy ngày sau cuộc họp thượng đĩnh APEC và AEAN thôi, TC nào lên tiếng chống đối Đài Loan mua chiến đấu cơ đặc biệt của Mỹ, chống Nam Hàn bán máy bay FA-50 cho Phi và chống Phi tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Còn Mỹ thì không nói mà làm, càng ngày càng bố thiết vòng vây quân sự và kinh tế sát sườn TC.

    Mới đây Mỹ phối hợp cùng Nam Hàn mở rộng, tăng cường và hiện đại hoá căn cứ quân sự như tiền đồn tấn công TC, sát bên hông TC. Kế hoạch rất qui mô, kinh phí dự trù 11 tỷ Mỹ kim cho căn cứ quân sự Humphreys này khi hoàn thành sẽ là một dự án có quy mô lớn nhất kể từ sau công trình xây dựng kênh đào Panama.

    Như đã biết Bắc Hàn CS là một trái độn rất cần thiết cho TC để quân đội của Mỹ có một khoảng cách cần thiết với quân đội Mỹ ở Nam Hàn lúc nào cũng có mặt cỡ mấy chục ngàn quân Mỹ cho tới bây giờ. TC lâu nay cố gắng bao che, viện trợ cho trái độn này, vì tình đồng chí đồng rận thí ít mà vì lợi ích địa lý chiến lược cho TC đối Mỹ thì nhiều. TC biết nếu TC không giúp đỡ CS Bắc Hàn triều vua chúa CS ba đời sẽ sụp đổ lúc đó hai miền Nam Bắc Hàn sẽ thống nhứt với sự thắng lợi của Nam Hàn, quân đội Mỹ sẽ tiến sát gần hơn TC.

    Việc hiện đại hoá căn cứ quân sự Humphreys ở Nam Hàn quan trọng và đúng thời cơ. Lâu nay Mỹ khó làm vì thành phẩn quốc gia cực đoan Nam Hàn chống đối sự có mặt của quân đội Mỹ. Bây giờ trước đà bành trướng gây hấn toàn vùng Á châu Thái Bình Dương của TC, sự hiện diện của Mỹ là một lá chắn, nhân dân và chánh quyền các nước nhỏ bên cạnh TC thấy rất cần.

    Theo tiết lộ của nhật báo Washington Post ngày 20/10, Mỹ và Nam Hàn dự trù kinh phí là 11 tỷ Mỹ kim làm căn cứ này. Sẵn dịp cũng tăng cường và hiện đại hoá gồm 100 cơ sở tại 50 địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Nam Hàn. Phần lớn trong tổng số 28.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Nam Hàn cũng sẽ về đóng tại căn cứ này, đưa Humphreys trở thành căn cứ lớn nhất của Mỹ ở châu Á với khoảng 44.000 quân nhân và nhân viên dân sự thường xuyên hoạt động. Kinh phí 11 tỷ USD đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc, phần lớn sẽ do Seoul tài trợ. Hồi tháng Tư năm nay, Uỷ Ban Ngân Sách Thượng Viện có nói Mỹ đã thông qua 3,2 tỷ USD và phần còn lại Nam Hàn đã đồng ý đài thọ.

    Báo Washington Post tờ báo gối đầu giương của chánh khách Mỹ coi đó là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại châu Á trong hiện tại, là một công trình đại qui mô tứ khi Mỹ thực hiện kinh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương ở miển trung Mỹ Châu, rất gần với nước Mỹ.

    Như đã biết dù ngân sách khó khăn, kinh phí quốc phòng bị Quốc Hội giảm, nhưng kinh phí dành cho chiến lược chuyển trục quân sự và hải lực qua Á châu, Mỹ không bớt một Mỹ kim hay một quân nhân nào. Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, đã điều về đây 3 chiếc loại tấn công và tối tân nhứt.

    Và về quân lực, Mỹ lần đầu tiên và đã điều về Úc một lữ đoàn, một chiến đoàn tác chiến tổng hợp ở Úc.

    Về phía TC, TC đã hơn một lần công khai, minh thị và chánh thức lên tiếng chống Mỹ trong chiến lược này. Báo Quân đội Giải phóng Nhân dân của TC kêu gọi Trung Quốc cần phải tăng cường quốc phòng để đối phó với một nước phương tây thù nghịch đang tìm cách phá hoại Trung Quốc.

    Nhưng việc của Mỹ, Mỹ cứ làm. Cuộc bao vây kinh tế của Mỹ đối với TC, qua Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương coi như sắp hoàn thành để đi vào thực hiện. Nhựt, siêu cường kinh tế thứ ba trên thế giới và đồng minh gần gũi của Mỹ, nơi Mỹ còn mấy chục ngàn quận trú đóng – tích cực tham gia. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công khai và mạnh dạn tuyên bố rằng, hiệp định mậu dịch với các nước Thái Bình Dương là một ưu tiên của Hoa Kỳ.

    Cuộc bao vây quân sự của Mỹ đối với TC cũng đã hoàn thành và phát triển ngày càng chặt và mạnh hơn. Ngoài việc đang lập căn cứ Humphreys sát TC, trước đó Mỹ đã chuyển 60% hải lực sang Thái Bình Dương. Mới đây nhứt Mỹ đã đưa phi cơ chiến lược trải thảm B52 và B2 và lần đầu tiên đưa phi cơ tàng hình oanh kích F22 có mặt trên bầu trời Nam Hàn.

    Từ tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.

    Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9,000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5,000 người, qua Úc 2,500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người.

    Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng. Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.

    Mỹ cũng đã được sự đồng ý của Úc cho Mỹ lần đầu tiên đưa một lữ doàn Thuỷ Quân Lục Chiến thường trú ở Darwin. Và cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.

    Úc cũng đồng ý cho Mỹ sử dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không ngươi lái của Mỹ.

    Phi luật Tân cho Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân lớn nhứt của Mỹ trong thời Chiến Tranh Lạnh. Còn Nhựt cho Mỹ đặt dàn ra đa chiến lược quan sát tầm rất rộng và xa trên một hòn đảo của Nhựt. Mỹ cũng có thể đồng ý cho Nhựt sửa hiến Pháp, mở rộng vai trò lực lượng phòng vệ ra phạm vi quốc tế.

    Sau cùng, qua thế giới sử người ta thấy Mỹ rất dè dặt, cẩn trọng trong việc tham gia các cuộc xung đột có tính quốc tế nên thường can dự, tham gia vào rất chậm. Nhưng đã tham gia thì dồn mọi nỗ lực, huy động mọi tài nguyên nhân tài vật lực, chỉ có thắng chớ không có thua như trong Thế Chiến 1, 2 và Chiến tranh Lạnh.

    TC đã làm một sai lầm chiến lược khi tỏ ra là một nước lớn, muốn giành thế hải thượng trên Thái bình Dương với Mỹ. Chánh quyển Mỹ, bất phân đảng phái, hành pháp, lập pháp và nhân dân Mỹ đã thấy mối nguy của TC, đã im lặng thiết lập vòng vây quân sự và kinh tế đối với TC./. (Vi Anh)



    Posted by vietbao.com on October 27, 2013 at 05:03:53:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]