Nhựt Chuẩn Bị Chiến Tranh Rõ ràng Nhựt đang chuẩn bị chiến tranh. Chuẩn bị chiến tranh để sẵn sàng lâm chiến hay để chuẩn bị hoà bình, đằng nào cũng là điều tối cần thiết. Nhựt phải làm trong hiện tại, nhứt là khi Mỹ theo hiệp ước có nhiệm vụ bảo vệ Nhựt tỏ ra lơ là trong việc TC gây hấn biển đảo của Nhựt. Về lòng dân, cử tri Nhựt nói riêng và dân chúng Nhựt nói chung đã bày tỏ tinh thần yêu nước, nguyện vọng bảo vệ giang sơn gấm vóc, chủ quyến đất nước, quyết không nhượng một tấc biển đảo nào, qua cuộc bỏ phiếu hai lần Hạ Viện và Thượng Viện, đưa chánh đảng và vị thủ tướng lập trường cứng rắn lên thành lập nội các cương quyết đương đầu với TC tiền cừu hậu hận với Nhưt, đang gây hấn với Nhựt. Năm nay trong lễ viếng và tưởng niệm những anh hùng tủ sĩ đã hy sinh tánh mạng cho Tổ Quốc Nhựt trong đó cả chục vị từng tham gia cuộc chiến tranh Đại Đông Á của Nhựt, chiếm đóng Triều Tiên, Trung Hoa, bất chấp phản đối của TC và Nam Hàn người ta thấy có những bộ trưởng then chốt của nội các Shinzo Abe, và chính TT Abe vì bận công vụ khẩn cấp không đi được vẫn cử một bộ trưởng đại diện, đến tế lễ và tưởng niệm. Về hiến pháp và luật pháp, Nhựt chuẩn bị tu chỉnh hiến pháp để có bộ quốc phòng, có quân đội, quân đội được có vai trò quân sự quốc tế tham gia chớ không phải Bộ Phòng Vệ và lực lượng Phòng Vệ nội địa mà thôi như trong hiến pháp sau cuộc bại trận Thế Chiến Thứ Hai bị Mỹ áp lực. Về quân lực, Nhựt tăng cường quân số, hiện đại hoá quân đội và lực lượng bán quân sự, mua tàu lặn, máy bay, lập lực lượng tinh nhuệ và đặc nhiệm, tập bảo vệ, tái chiếm biển đảo. Cho Mỹ đặt nhiều dàn ra đa cực rộng và mạnh. Rõ ràng Nhựt đang chuẩn bi chiến tranh mà mục tiêu là Trung Cộng. Còn chuẩn bị chiến tranh để kiến tạo hoà bình hay tấn công, hay phòng thủ là một chuyện hạ hồi phân giải tuỳ thái độ và hành động của đối phương ở dây rõ ràng là TC đang gây hấn, xâm lấn vùng biển đảo Nhựt gọi là Senkaku và TC gọi là Điếu Ngư. Phong trào Nhựt mua phương tiện chiến tranh làm cho TC chới với. Nhựt mua hơn 160 chiếc máy bay không ngưới lái, 5 phản lực cơ chiến đấu tàng hình F- 35 A, thế hệ thứ 5 của Mỹ, 4 chiếc máy bay tuần tiễu chống tàu ngầm P-1, 1 tàu khu trục lớp Hatsuyuki (chiếc số 2 Type 25DD), có lượng giãn nước 5.000 tấn để sẵng sàng bảo vệ Senkaku. Ngoài ra, ngân sách năm 2014 dự trù kinh phí lắp đặt thêm hệ thống radar và thiết bị đo đạc hồng ngoại mới. Thường xuyên cho máy bay tuần tiễu chống tàu ngầm P-3C Orion đôi lần tung máy bay ra dọ thám. Lập không đoàn đặc nhiệm quan sát và báo động ở Okinawa E-2C ở căn cứ Naha - Okinawa có nhiệm vụ thường trực tuần tra, giám sát trên không, trên biển cả khu vực cụm đảo tây nam Nhật Bản, nhằm trinh sát, phát hiện, cảnh báo sớm các hoạt động xâm nhập của máy bay, tàu chiến TC. Thành lập và đưa vào sữ dụng ngay “Đội chuẩn bị tác chiến đổ bộ”, tăng cường khả năng tác chiến ban đầu, các khoa mục huấn luyện chủ yếu bao gồm: đổ bộ quy mô lên bờ biển, đổ bộ bằng chiến thuật trực thăng vận và bí mật tiềm nhập đường thủy. Nhật năm 2013 đã đưa vào sử dụng tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo lớp 22DDH, có khả năng mang máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 loại cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B, máy bay chiến đấu F-15J và F-2; xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 RAM/RS mua của Mỹ, trực thăng CH-47JA, UH-60JA và máy bay vận tải C-2… Nhật cũng nghiên cứu để phát huy loại máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey, nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, các tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Atago, đẩy nhanh tốc độ đóng các tàu ngầm AIP lớp Soryu và kế hoạch mua sắm 4 chiếc máy bay trinh sát chiến lược Glabal Hawk, cùng với hơn 160 máy bay trinh sát không người lái chiến thuật MQ-8 Fire Scout triển khai trên các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa hiện đang sử dụng. Nhật đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự liên hợp Thái Bình Dương với lực lượng không, hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ ở Hawaii, cũng như trên đất Mỹ, để tăng cường khả năng tác chiến độc lập, khả năng hiệp đồng quân binh chủng với quân đội Hoa Kỳ và đưa binh lính sang Hoa Kỳ tham gia các khóa đào tạo về thông tin vệ tinh. Ngoài việc chuẩn bị thế lực chiến tranh cho mình, Nhựt còn đang liên kết với một số nước trong vùng như Phi luật tân, cung cấp tàu tuần tiễu cho Phi và VN. Nhựt siết chặt mối bang giao với các nước Đông Nam Á, chuyển kỹ nghệ của Nhựt từ TC sang vùng này vừa tạo tương quan kinh tế mạnh cho các nước Đông Nam Á, vừa làm tiềm lực kinh tế của TC yếu đi. Chiến tranh hay hoà bình là một vấn đề quan trọng và lớn lao của một nước. Chiến tranh là giải pháp chót của các giải pháp. Trong các giải pháp nội lực dân tộc, thế lực quân sự là yếu tố các nhà chiến lược mỗi bên xem xét rất kỹ khi quyết định chiến tranh. Do vậy chuẩn bị chiến tranh là một cách kiến tạo hoà bình. Nhứt là nước Nhựt lâu nay sau thất bại ở Thế Chiến 2, do áp lực của Mỹ không được có quân đội, không cho lực lượng phòng vệ hoạt dộng ngoài nước, nên dồn mọi nỗ lực sang làm kinh tế, trở thành siêu cường kinh tế số 2 trên thế giới. Dù bây giờ theo đánh giá của các nhà thông kê trên danh nghĩa TC trổi dậy thành siêu cường kinh tế thứ 2, Nhựt xuống hạng 3, nhưng xã hội Nhựt thuần nhứt, ổn định, kinh tế Nhựt phát triễn bền vững, kỹ thuật cơ hữu của Nhựt tân tiến hơn TC nhiều, hàng hoá Nhựt có thể so với Mỹ và Liên Âu, không bị chê bai hay tẩy chay như hàng TC. Do vậy khi Nhựt hiện đại hoá quân đội, thì chắc chắn không bao lâu Nhựt sẽ trở thành siêu cường quân sự, TC phải xem xét kỹ lưỡng khi đụng chạm với Nhựt./.(Vi Anh)
|