[Tintuc-hoangsatruongsa]
Lục đục nội bộ ảnh hưởng tới Hoàng Sa'
Cập nhật: 20:18 GMT - chủ nhật, 19 tháng 1, 2014
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Chính quyền dùng loa giải tán tưởng niệm Hoàng Sa ở Hà Nội
Chính quyền dùng loa xua đuổi người tham gia tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa ở Hà Nội hôm 19/1/2014
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng chính các khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng bài toán khó 'đi dây' xử lý trục tam giác quan hệ với Trung Quốc và Mỹ đứng sau những lúng túng trong chính sách biển đảo của Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất là qua đợt đánh dấu 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.
Việt Nam hiện đang lệ thuộc rất lớn vào Trung Quốc về các mặt kinh tế, nhập khẩu, nguồn nguyên liệu, và đây là một nguyên nhân khiến Hà Nội dễ dàng bị Bắc Kinh o ép, vẫn theo Tiến sỹ Dũng.
Giữa hai Đảng cũng có những vấn đề quan hệ phức tạp mà Việt Nam phải dè chừng, theo ông Dũng, nhất là Trung Quốc có thể không hài lòng với việc Việt Nam 'xích lại' ngày một gần hơn với phương Tây và Hoa Kỳ.
Nhà quan sát này cũng cho rằng đã đang có những nhóm, nhân vật lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, trong khi đằng sau các chính khách là các 'nhóm lợi ích' và nhiều nhóm này tìm thấy lợi ích của mình trong quan hệ với Trung Quốc.
Hôm 19/1/2014, Tiến sỹ Dũng nói với BBC: "Nay vào thời điểm sắp hoặc gần được gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nội tình Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn thống nhất được như trước nữa,
'Vấn đề nội bộ'
"Một khi không thống nhất được, thì có lẽ vấn đề giải quyết bài toán đối ngoại mà đặc biệt là giải bài toán 'đi dây' trong hệ trục tay ba là cực kỳ khó khăn, muốn giải quyết vấn đề đó, họ phải giải quyết vấn đề đối nội"
Để xử lý tận gốc lúng túng đối ngoại, ông Dũng cho rằng phải xử lý trước nội bộ:
Ông nói: "Một khi không thống nhất được, thì có lẽ vấn đề giải quyết bài toán đối ngoại mà đặc biệt là giải bài toán 'đi dây' trong hệ trục tay ba là cực kỳ khó khăn, muốn giải quyết vấn đề đó, họ phải giải quyết vấn đề đối nội.”
"Không loại trừ tới một thời điểm nào đó, sự xung đột giữa các nhóm lợi ích, sẽ trở nên bùng nổ và lên tới cao trào, mang tính sống mái, chứ không còn là thỏa thuận, thỏa hiệp với nhau nữa," ông Dũng nhấn mạnh.
Về quan hệ Trung - Việt, nhà quà sát cho rằng Trung Quốc đã không tôn trọng cái được cho là '16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt' vì theo ông nếu đã tôn trọng, Trung Quốc không thể nào ít nhất từ năm 2011 tới nay, và đặc biệt là gần đây đã liên tục có các hành động ngang nhiên xâm phạm, đe dọa xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuy nhiên, có lẽ do tác động của Trung Quốc quá lớn, mà chính quyền Việt Nam đã buộc phải nhượng bộ trong nhiều diễn biến, mà việc thay đổi chủ trương tưởng niệm sự kiện Hải chiến Hoàng Sa qua truyền thông và ở một số địa phương vào phút trót là một minh chứng.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm 19/1/2014, ông Phạm Chí Dũng nêu cảm nghĩ của mình sau khi tham dự cuộc tưởng niệm các tử sỹ Hoàng Sa 1974 ở Sài Gòn trong một sự kiện do Câu lạc bộ của Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức hôm thứ Bảy 18/1.
Posted by bbc
on January 20, 2014 at 04:32:56:
[Tintuc-hoangsatruongsa]