'Vẫn còn kịp kỷ niệm chiến tranh 1979' Cuộc chiến biên giới 1979 để lại hậu quả nặng nề trong quan hệ Trung - Việt. Hiện vẫn còn chưa muộn để Hội sử học Việt Nam đánh dấu, tưởng niệm cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung năm 1979, theo sử gia, Phó Chủ tịch Hội, Giáo sư Vũ Minh Giang. Trao đổi với BBC hôm 16/2/2014, một ngày trước khi tròn 35 năm cuộc chiến tranh do Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, sử gia cho rằng Hội sử học và giới sử có thể tổ chức sự kiện này nhân ngày "kết thúc" cuộc chiến tranh (18/3/1979).
"Thế còn thường là kỷ niệm sự kiện chiến thắng oanh liệt nào đó, hoặc là cái ngày sạch bóng quân thù, vị vậy cho nên trong thời gian này, cố gắng tổ chức một hoạt động học thuật nào thì vẫn còn là kịp thời." Hôm Chủ nhật, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận trung ương của Đảng Cộng sản nhận định rằng cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979 là một chủ đề "phức tạp" trong quan hệ của hai quốc gia láng giềng cộng sản và ông cũng công nhận cuộc chiến để lại một "hậu quả rất nặng nề" như một di sản trong quan hệ song phương. 'Cuộc chiến 1979 nặng nề, khó hàn gắn' Cuộc chiến do TQ tấn công VN tháng 2/1979 là một vết hằn, hố ngăn cách giữa hai dân tộc rất khó hàn gắn, theo sử gia Vũ Minh Giang. Nghemp3 Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Mở bằng chương trình nghe nhìn khác 'Không chuẩn bị chu đáo'Sử gia cũng thừa nhận Hội khoa học Lịch sử vừa qua đã không tổ chức đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa mà Trung Quốc phát động trên Biển Đông vào ngày 17/01/1974 nhằm cưỡng chiếm phần lãnh hải biển, đảo khi đó do chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa quản lý và thực thi các quyền chủ quyền. Khi được hỏi về lý do không tổ chức đánh dấu, ông Giang nói: "Khó nói lý do là gì, bởi câu chuyện Hoàng Sa có một chút tế nhị trong mối quan hệ, khó nói hết được,
Một lần nữa, sử gia cho rằng các cuộc xung đột, chiến tranh vài thập niên trở lại đây giữa Trung Quốc và Việt Nam là một chủ đề "nhạy cảm", đặc biệt các sự kiện xung đột ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa vẫn còn liên quan tới các vòng thảo luận và quan hệ bang giao hiện nay giữa hai nước. Ông cho biết: "Bởi vì ở đây câu chuyện không chỉ là kỷ niệm sự kiện ấy mà vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa còn là những vấn đề đang tiếp tục phải giải quyết và nó rất là khó khăn trong vấn đề của hai nước ở tương lai nữa, chứ không phải như là cuộc chiến tranh đã kết thúc rồi là xong." 'Không hề tráo trở, vô ơn'"Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó" Ông Giang nói: "Nếu như nói rằng là đã có một xử lý không đúng, rồi quay mặt, rồi tráo trở, rồi đi về phía Liên Xô, thì cái đánh giá như thế là hoàn toàn sai." Nhân dịp này, Giáo sư Giang cũng nhắc lại vấn đề chính quyền Việt Nam đã xử lý ra sao với "Hoa kiều" ở Việt Nam và quan điểm của Đảng và Nhà nước VN với kiều dân Trung Quốc khi đó. Ông nói: "Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó." Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm 16/2, sử gia bình luận về lời kêu gọi và một số điểm khuyến nghị mà một nhóm nhân sỹ, trí thức và quần chúng vừa loan bố trên mạng xã hội từ trong Việt Nam hôm 12/2, kêu gọi tổ chức và cho phép tổ chức đánh dấu kỷ niệm chính thức 35 năm cuộc chiến. Ông Giang nói: "Tôi nghĩ rằng những lời khuyến nghị đó rất đông đảo mọi người cho là hợp lý thôi và cần phải đồng tình, bởi vì sao, bởi vì cuộc chiến tranh này là con em chúng ta với tinh thần vì nước quên thân, hy sinh vì độc lập của đất nước, ngã xuống, thì chúng ta phải trân trọng, phải biết ơn." 'Yên lòng dân: bài học bao trùm của VN' Việt Nam còn cần học bài học "yên lòng dân" để giữ vững bờ cõi, theo sử gia Vũ Minh Giang nhân 35 năm cuộc chiến Việt - Trung. Nghemp3 Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Mở bằng chương trình nghe nhìn khác "Thế còn cái thứ hai, tôi nghĩ rằng việc kỷ niệm chính thức nhà nước thì cũng là một đề nghị theo tôi là chính đáng. Thế nhưng mà còn bất cứ một quốc gia nào, trước những vấn đề lịch sử nhạy cảm, như chúng ta thấy câu chuyện liên quan Nhật Bản - Hàn Quốc, Nhật Bản - Trung Quốc, thì đôi khi những người gánh trọng trách quốc gia hoặc phải có trách nhiệm về mặt chính trị, thì lại có những cân nhắc." 'Bài học bao trùm với VN'Tuy nhiên, theo sử gia, điều công bằng mà Việt Nam phải lưu ý là "những người hy sinh ấy" cũng phải được trân trọng, về theo ông, về phương diện thể hiện ra thực tế, thì những người đã hy sinh trong cuộc chiến Biên giới 1979 cũng phải luôn được coi như "những người hy sinh khác", ở trong các lần chiến tranh khác "bảo vệ độc lập của Tổ quốc." Bình luận về ý kiến của một sử gia đồng nghiệp, Giáo sư Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN, mới đây nói với BBC về bài học "cảnh giác" cần được rút ra sau tròn 35 năm cuộc chiến, Giáo sư Giang nói: "Sự kiện này nếu được nói ở đâu thì tôi cũng sẽ nói rằng hãy lắng nghe tâm tư của nhân dân và làm theo ý nguyện của đại đa số nhân dân, khi đã có nhân dân, thì có tất cả. Bài học ấy là bài học lớn, là bài học bao trùm đối với Việt Nam" "Nhưng bài học ấy là bài học mang tính sách lược, mặc dù rất lâu dài, bài học chiến lược là bài học "lòng dân", Việt Nam muốn đứng vững thì phải yên dân." Theo ông Giang, chính quyền phải tạo được lòng tin với dân và theo ông đây mới là "bài học lớn." Ông nói: "Chứ còn bài học đối sách với phiên bang, với ngoại bang v.v..., thì là những bài học rất quan trọng, cực kỳ quan trọng, nhưng mà cái cốt lõi để có được tất cả đấy, là bài học yên lòng dân. "Vì vậy sự kiện này nếu được nói ở đâu thì tôi cũng sẽ nói rằng hãy lắng nghe tâm tư của nhân dân và làm theo ý nguyện của đại đa số nhân dân, khi đã có nhân dân, thì có tất cả. Bài học ấy là bài học lớn, là bài học bao trùm đối với Việt Nam" sử gia nói với BBC. Posted by bbc on February 16, 2014 at 19:28:38:
|