Việt Nam có thể làm gì với Trung Quốc?
Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ câu hỏi đó. Theo nhận xét của ông thì Trung Quốc muốn gì? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ nhiều năm nay, diễn đàn này nhận định rằng Trung Quốc là xứ đói ăn, khát dầu và cần trao đổi với thế giới bên ngoài, nhưng vì đa nghi và sợ sệt nên đòi kiểm soát sự trao đổi ấy. Nhiều nước Đông Á cũng cần trao đổi buôn bán như vậy mà giải quyết theo cách hoà bình và sòng phẳng. Trung Quốc giải quyết theo lối khác, có thể qua ba bước tuần tự. Thứ nhất, do yêu cầu kiểm soát vùng biển cận duyên như vùng trái độn quân sự, năm năm về trước, họ mập mờ đưa ra lưỡi bò chính khúc, rồi gọi là khu vực "quyền lợi cốt lõi" để biện minh cho việc can thiệp. Đó là ăn cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạt. Việc mở rộng khu vực kiểm soát phòng không năm ngoái cũng nằm trong hướng đó. Bước thứ ba là sẽ còn lặng lẽ nâng cao khả năng quân sự để mở tầm kiểm soát ra khỏi vùng biển cận duyên mà không gây ra phản ứng đồng loạt của các lân bang. Việc họ đưa giàn khoan tối tân vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không là bất ngờ vì nằm trong bước thứ hai, là khai thác lợi thế chiến thuật đã có sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, rồi một phần Trường Sa năm 1988 và chiếm Bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân vào năm 2012 mà không gặp sự chống đối chung.
Nguyễn-Xuân Nghĩa Suy như vậy, mục tiêu của giàn khoan 981 không hẳn là để tìm dầu trong một hạn kỳ có ba tháng. Họ thử xem phản ứng của nước thế nào thì tiến tới bước thứ ba là mở rộng tầm kiểm soát quân sự ra khỏi vùng biển cận duyên mà khỏi đụng với Hoa Kỳ. Qua từng bước, Bắc Kinh khai thác lòng tham và nỗi sợ của các nước để đạt mục tiêu là kiểm soát và nếu được thì thôn tính.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta bắt đầu bước vào phần tìm hiểu về cách ứng xử của Việt Nam và các nước trong khu vực. Trước hết, cả vùng Đông Á này đáng khinh và không là gương mẫu vì chọn con đường lý tài hơn lý tưởng và biến người dân thành sinh vật kinh tế. Nếu còn vài ngoại lệ thì đấy là Nhật Bản và Đại Hàn mà thôi, khi lãnh đạo hai xứ này còn nhắc nhở đến những giá trị tinh thần trong các quyết định. Ngẫm lại thì với tất cả tội ác thời thực dân và những hạn chế ngày nay trong hành động, các nước Âu Châu và cả Hoa Kỳ đều đề cao một số nguyên tắc có giá trị toàn cầu, là tự do kinh tế, xã hội cởi mở và dân chủ chính trị với nhân quyền được tôn trọng. Không chỉ đề cao, họ cố thực hiện điều đó cho xứ khác và kịch liệt đả kích khi có vi phạm trong các xã hội Âu-Mỹ của họ. Đông Á thì không. Dù có nhiều nền văn hoá cổ xưa với giá trị tinh thần đáng kính, các nước Đông Á ngày nay, nhất là tại Đông Nam Á, đều theo chủ nghĩa thực dụng, coi quyền lợi kinh tế còn quan trọng hơn nhân quyền, hay chủ nghĩa dân tộc và độc lập quốc gia. Vì vậy, các nước mặc nhiên rơi vào cái bẫy "trọng thương" và lý tài của Trung Quốc. Ở xa tầm đạn thì tham, ở gần thì sợ nên tự khuất phục. Người ta quên một khái niệm đã từng làm nên lịch sử là "chính nghĩa", là cái lẽ phải khiến con người có thể hy sinh tài sản lẫn mạng sống.
Việt Nam là nơi mắc bệnh lý tài Đông Á nặng nhất, từ trên đầu xuống, nên khó kêu gọi xứ khác cùng sát cánh trước bạo lực bành trướng. Trong môi trường văn hóa ấy, chủ nghĩa bá quyền và chính sách thực dân mới của Trung Quốc có sự thuận lợi hiển nhiên và Bắc Kinh dễ phân hóa lập trường của tập thể ASEAN. Vũ Hoàng: Từ một chuyên gia kinh tế, nhận xét về văn hoá này của ông quả là đáng chú ý!
Giàn khoan HD 981 trên Biển Đông (ảnh Xinhua) Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta hãy nhìn vào thực tế Việt Nam mà có lẽ người Mỹ cũng biết. Từ năm năm nay, hải quân của Việt Nam mới gia tăng ngân sách từ hơn trăm triệu lên khoảng 400 triệu đô la vào năm tới. So với bao nhiêu tỷ bạc đã bị thất thoát thì đấy là điều mỉa mai. Thành phần lãnh đạo xứ này sẵn có bãi đáp ở nước ngoài, không Mỹ thì Canada hay Úc. Họ có chân chạy nên tài sản và con cháu đều có chân đứng ở ngoại quốc. Ở dưới, phần tử ưu tú của xứ sở vì tương đối khá giả hơn quần chúng thì cũng mong con cái được học bên Mỹ để có tương lai khá hơn quá khứ 40 năm vừa qua của họ. Như vậy trước mối nguy Trung Quốc thì còn lại những ai? Là người chỉ sợ mất tiền trên thị trường cổ phiếu, những người vừa được phép biểu tình hay những người còn trong tù vì đã biểu tình chống Trung Quốc hay đòi dân chủ? Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất nước nên cột tay đa số ở dưới Nguyễn-Xuân Nghĩa Ngày nay, không thiếu người ở trong nước coi chuyện giàn khoan CNOOC là vở kịch được Bắc Kinh và Hà Nội dàn dựng để trục lợi với Mỹ. Vì lòng dân hoang mang bất định tới mức đó, hồi nãy tôi mới hỏi là Việt Nam nào, ở đâu? Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất nước nên cột tay đa số ở dưới. Vũ Hoàng: Nếu những người có tâm huyết và thiết tha đến tương lai Việt Nam mà muốn làm gì đó, dù chỉ là kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, thì điều ấy có nên chăng?
Vũ Hoàng: Thưa ông nhìn khác là như thế nào?
Việt Nam bán hàng nhiều nhất là cho các thị trường Âu Châu, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản rồi mới đến thị trường Trung Quốc. Bán hàng gì? Đa số là hàng chế biến với nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Tức là Việt Nam chỉ là trạm trung chuyển các bán chế phẩm của Trung Quốc bán vào các thị trường Âu-Mỹ với phần gia công hay trị giá gia tăng là của công nhân Việt Nam. Hậu quả là Việt Nam nhận đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, chỉ kém đầu tư của Nam Hàn và Nhật Bản, mà đạt xuất siêu với các thị trường Âu-Mỹ chừng nào thì nhập siêu với Trung Quốc chừng đó. Nôm na thì Việt Nam nhận làm công ty vệ tinh cho đại tổ hợp Trung Quốc và được thế giới nâng đỡ chừng nào thì dâng lại lợi thế đó cho Trung Quốc. Vũ Hoàng: Tháng Tám năm ngoái, nói về sự thoái trào của Trung Quốc vì đà tăng trưởng chậm mà lương bổng đắt hơn, ông có gợi ý về một cơ hội mới cho Việt Nam để thu hút đầu tư của thiên hạ và góp phần thay thế vai trò "công xưởng toàn cầu" của Trung Quốc. Thưa ông, liệu rằng vụ tranh chấp hiện nay với Trung Quốc có giúp kinh tế Việt Nam thoát khỏi cảnh ngộ vệ tinh kinh tế của Trung Quốc hay không?
Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không làm nổi việc đó thì họ bị đào thải vì người dân sẽ nổi dậy sau khi Việt Nam bị mất chủ quyền vào tay Trung Quốc. Chẳng ai muốn một cơn chấn động như vậy nhưng điều ấy vẫn có thể xảy ra, như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử của xứ này. Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Posted by rfa on May 16, 2014 at 02:09:42:
|