Nhật Bản có sẵn sàng cho hoạt động tuần tra biển Đông? Hải quân Nhật Bản trong một lần tập trận hồi năm 2012. Những phát biểu gần đây của Phó Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương về việc Nhật Bản có thể sẽ tham gia vào các hoạt động tuần tra tại khu vực biển Đông, giữa lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo tại khu vực quần Đảo Trường Sa đang tranh chấp với một số nước ASEAN, là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Nhưng khả năng tham gia tích cực hơn về mặt quân sự của Nhật Bản vào khu vực này cũng đặt ra những câu hỏi về sự sẵn sàng của nước này cũng những lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng trong khu vực. Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Khi Trung Quốc triển khai chương trình tên lửa đạn đạo hạt nhân trên biển Đông thì chúng tôi lo ngại là Trung Quốc sẽ gia tăng khả năng hạt nhân và nếu họ thành công trong việc thực hiện chương trình đánh chặn hạt nhân trên biển với Mỹ thì sẽ làm giảm khả năng bảo vệ hạt nhân của Mỹ đối với Nhật Bản. Ngay sau đó, vào đầu tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tướng Nakatani nói với báo giới tại Tokyo rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia đang tăng lên và sâu thêm, và tình hình ở biển Đông ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Nhật Bản. Cách thức mà Nhật Bản giải quyết vấn đề này sẽ là một vấn đề trong tương lai. Ông Tetsuo Kotani, chuyên gia quân sự thuộc Viện các vấn đề quốc tế Nhật Bản nhận định về tầm quan trọng của biển Đông đối với Nhật: “Biển Đông quan trọng đối với Nhật vì 3 điểm chính sau: thứ nhất, biển Đông là đường biển quan trọng cho Nhật Bản, hơn 70% số dầu nhập khẩu của Nhật phải đi qua đường này. Chúng tôi vì vậy cần phải có tự do hàng hải trong khu vực. Thứ hai là việc cân bằng sức mạnh trên biển Đông có ảnh hưởng lớn đối với an ninh trong khu vực biển xung quanh Nhật Bản, đặc biệt là đối với vùng biển Hoa Đông. Vì vậy Nhật Bản rất quan ngại với những căng thẳng trên biển Đông. Cuối cùng là khi Trung Quốc triển khai chương trình tên lửa đạn đạo hạt nhân trên biển Đông thì chúng tôi lo ngại là Trung Quốc sẽ gia tăng khả năng hạt nhân và nếu họ thành công trong việc thực hiện chương trình đánh chặn hạt nhân trên biển với Mỹ thì sẽ làm giảm khả năng bảo vệ hạt nhân của Mỹ đối với Nhật Bản. Vì vậy mà chính phủ Nhật Bản cũng quan ngại đến những căng thẳng gần đây trên biển Đông.” Thời gian gần đây, Philippines và Mỹ đều đã lên tiếng quan ngại về việc Trung Quốc tiếp tục thực hiện việc bồi đắp đất đá, xây dựng đảo nhân tạo tại một số những bãi đang tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Hôm 31 tháng 3, Đô đốc Harry Harris Jr. chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói trong một cuộc họp báo tại Australia rằng Trung Quốc đang tạo ra một bức tường cát qua việc bồi đắp đất đá trên các đảo, bãi đá tại Đông. Theo ông, tốc độ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã tạo ra nhiều nghi vấn về ý đồ của Trung Quốc. Nhật Bản sẵn sàng đến mức độ nào? “Hoạt động tuần tra trên biển và trên không của Nhật Bản ở khu vực biển Đông, ở các vùng biển khơi và tuyến đường qua các vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển là hoàn toàn hợp pháp theo luật quốc tế… Nếu bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng Nhật Mỹ được chỉnh sửa thích hợp, thì hoạt động tuần duyên của hải quân Nhật Bản tại biển Đông sẽ là một kết quả hợp lý. Nhật Bản cũng là lãnh đạo thông qua Thỏa thuận hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại các tàu tại châu Á, trong nỗ lực chống cướp biển. Tuần duyên Nhật Bản vẫn thường xuyên đi thăm các nước trong khu vực. Hợp tác song phương giữa Nhật Bản và bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào là tuân thủ theo quy tắc chung của khu vực.” Vào hồi tháng 12 năm ngoái, tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng quốc phòng Nhật và Mỹ ở Washington, hai nước đã quyết định sẽ có những thay đổi trong bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumio Kishida nói với quốc hội nước này vào tháng 2 vừa qua là bản hướng dẫn mới sẽ gia tăng khả năng đánh chặn của liên minh Nhật Mỹ. Hồi giữa năm ngoái Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng thông qua nghị quyết dỡ bỏ những hạn chế đối với hoạt động tham chiến của quân đội Nhật tại nước ngoài, vốn được quy định trong hiến pháp của Nhật. Điều này có liên quan đến việc diễn dịch lại hiến pháp của Nhật. Tuy nhiên, theo chuyên gia cao cấp về Nhật Bản, Yuki Tatsumi thuộc Trung tâm Stimson, Hoa Kỳ, việc diễn dịch lại hiến pháp Nhật phải có 3 điều kiện đi kèm bao gồm: phải có một đe dọa thực sự với sự tồn tại của nhà nước Nhật Bản, có mối nguy hiểm rõ ràng tới quyền sống, tự do, theo đuổi hạnh phúc của người dân Nhật, và khi không còn một giải pháp nào thay thế. Nhật Bản chắc chắn có thể sẽ mở rộng hợp tác an ninh với Philippines hoặc Việt Nam không nhất thiết là phải thông qua hợp tác quân sự mà có thể qua vốn ODA để cho Philippines và Việt Nam mượn hoặc mua vũ khí đã qua sử dụng. “Nhật Bản chắc chắn có thể sẽ mở rộng hợp tác an ninh với Philippines hoặc Việt Nam không nhất thiết là phải thông qua hợp tác quân sự mà có thể qua vốn ODA để cho Philippines và Việt Nam mượn hoặc mua vũ khí đã qua sử dụng. Các lực lượng hải quân và tuần duyên của các nước này có thể sử dụng những trang thiết bị này. Trong thời bình, Bộ quốc phòng có thể cung cấp đào tạo nhân sự cho hai nước để sử dụng và bảo hành các trang thiết bị này. Những hoạt động này không bao gồm việc phải bắn bất cứ phát súng nào. Những hợp tác này có thể được thực hiện và mở rộng và hy vọng là với hợp tác an ninh ở mức thấp và hậu cần. Nhật Bản có thể giúp các nước khu vực Đông Nam Á, những nước đang phải chật vật đối phó với một Trung Quốc hung hăng, xây dựng khả năng của mình để đối phó với Trung Quốc.” Tháng 8 năm ngoái, Nhật Bản đã ký thỏa thuận cung cấp 6 tàu tuần tra đã qua sử dụng cùng thiết bị bảo đảm an ninh trên biển cho Việt Nam trong khuôn khổ vốn ODA trị giá 500 triệu Yên. Hồi tháng 12 năm 2013, Nhật Bản cũng cam kết cung cấp 10 tàu tuần tra mới cho Philippines trong một khoản vay trị giá 184 triệu đô la. Dự kiến 3 trong số 10 tàu này sẽ được chuyển đến Philippines vào quý 3 năm nay. Mặc dù đã có những dấu hiệu được cho là tích cực đến từ phía Nhật Bản liên quan đến đề nghị của Mỹ về hoạt động tuần duyên tại biển Đông, nhưng theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho đến lúc này phía Mỹ vẫn chưa nhận được bất cứ kế hoạch hay đề nghị nào từ phía Nhật Bản liên quan đến hoạt động này. Gia tăng căng thẳng Việc Nhật Bản tham gia các hoạt động tuần tra ở khu vực biển Đông cũng gây quan ngại về khả năng gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngay sau phát biểu của Phó Đô đốc Robert Thomas vào tháng giêng vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia ngoài khu vực nên kiềm chế không gây bất đồng giữa các nước khác và tạo căng thẳng. Giáo sư Carl Thayer, trong bài phân tích của mình thì cho rằng hoạt động tuần tra của Nhật trên biển Đông sẽ làm tăng nỗi lo ngại về một vòng phản ứng qua lại. Theo ông Trung Quốc sẽ rất có thể tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông dù điều này hoàn toàn vô nghĩa, vì Trung Quốc đã không thể ngăn cản được máy bay của Mỹ và các nước khác vào vùng nhận dạng phòng không mà nước này lập ra ở biển Hoa Đông tiếp giáp với Nhật Bản. Hơn thế nữa, trong các năm qua Trung Quốc đã tăng cường sự có mặt của hải quân của mình ở khu vực biển Đông bằng việc gia tăng các tàu hải giám, kiểm ngư, và sự có mặt của các tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc. Theo Giáo sư Carl Thayer, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cho tiến hành tập trận lớn vì mục đích tuyên truyền này. Nếu Nhật Bản bắt đầu hoạt động tuần tra trên biển Đông, căng thẳng sẽ gia tăng vì chính sách của quân đội Trung Quốc là nếu một nước chống lại lợi ích của Trung Quốc ở mức 1, thì Trung Quốc sẽ đáp lại ở mức 1,5, nếu là ở mức 2 thì Trung Quốc sẽ đáp lại ở mức 2,5. Bồi đắp đá Chữ Thập thành cứ điểm quân sự nhìn thẳng vào Sài Gòn, Trung Quốc muốn gì?
|