Gặp gỡ giữa các tổ chức dân sự Việt Nam và Philippines Hội nghị quốc tế ngày 27 tháng 3, 2015 tại Manila, Philippines Ông Lâm Đăng Châu: Chúng tôi có cuộc gặp mặt nhau nhân một hội nghị quốc tế này 27/3 tại Manila. Hai tổ chức dân sự Việt là Voice và Họp mặt dân chủ, còn hai tổ chức Phi có tên viết tắt là US Pinoy và Daika. Bốn tổ chức này quyết định với nhau mời các diễn giả quốc tế là những chuyên gia về Biển Đông đến từ Nhật, Pháp, Úc, Phi, và Việt nam. Họ có những bài thuyết trình rất có giá trị và nhất là những trao đổi về Hoàng sa và Trường sa. Chúng tôi ra một tuyên bố chung, nói rằng rất mong muốn chuyện hòa bình, ổn định và phát triển trong vùng, cũng như khẳng định rỗ rệt là cái đường chín vạch do Trung quốc áp đặt là không có cơ sở pháp lý hay lịch sử nào hết. Và cũng không phù hợp với qui ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc mà chính Trung quốc cũng ký vào. Bốn tổ chức dân sự Phi và Việt cũng chủ trương là các nước Đông Nam Á nên gìn giữ sự an toàn giao thông trên biển và trên không. Chúng tôi cũng lên tiếng hỗ trợ các tổ chức dân sự Việt nam và Phi, và kêu gọi thời gian tới sử dụng tên tuổi cho vùng biển này là biển Đông Nam Á. Hai tổ chức dân sự Việt là Voice và Họp mặt dân chủ, còn hai tổ chức Phi có tên viết tắt là US Pinoy và Daika. Bốn tổ chức này quyết định với nhau mời các diễn giả quốc tế là những chuyên gia về Biển Đông đến từ Nhật, Pháp, Úc, Phi, và Việt nam Ông Lâm Đăng Châu Sau hội nghị chúng tôi đã đồng ý với nhau là thành lập một Ủy ban công tác hỗn hợp của các xã hội dân sự nhằm tổ chức những hội nghị như thế trong tương lai, để nâng cao hiểu biết về biển Đông, cung cấp cho quốc tế những gì có liên hệ đến biển Đông Nam Á của chúng ta. Kính Hòa: Ông có thể cho biết về tổ chức Họp mặt dân chủ! Ông Lâm Đăng Châu: Hợp mặt dân chủ là cái nơi tập hợp nhiều người Việt trên toàn thế giới, hoạt động trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau. Chúng tôi có mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân chủ hóa Việt nam. Chúng tôi tổ chức hàng năm những cuộc gặp mặt gọi là Tĩnh Hội ở một nơi yên tĩnh cho những người có quan tâm đến Việt nam và cộng đồng khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động trên một tinh thần tương kính, cởi mở giữa những người hoạt động cho tự do dân chủ. Đặc biệt năm nay Tĩnh hội được tổ chức ở Đông Nam Á, qui tụ 38 người đến từ 8 quốc gia là Úc, Phi, Pháp, Đức, Na Uy, Canada, Hoa Kỳ và Việt nam. Ông Lâm Đăng Châu: Các tổ chức xã hội dân sự đã nêu vấn đề giải quyết một cách hòa bình, bằng cách đối thoại, bằng cách tìm hiểu lịch sử của vùng biển Đông Nam Á. Và chúng tôi và người Phi cũng đồng ý với nhau là không giải quyết được vấn đề bằng quân sự. Trong tương lai chúng tôi tiếp tục gặp gỡ nhau để trao đổi và nhất là có thể với các tổ chức dân sự của các quốc gia khác trong vùng như là Singapore, Malaysia, Indonesia. Kính Hòa: Trong đường hướng đó các ông có dự định mời các tổ chức xã hội dân sự từ Trung quốc tham gia không? Ông Lâm Đăng Châu: Chúng tôi cũng rất mong những người thuộc xã hội dân sự ở Trung quốc. Đấy là cái phương pháp mà chúng tôi nghĩ rằng có đối thoại, có đến gần nhau, có trao đổi với nhau, chúng ta sẽ có những bước tiến lâu dài cho vùng này. Kính Hòa: Ông nhìn nhận thế nào về các tổ chức dân sự bên trong Việt nam? Chúng tôi ra một tuyên bố chung, nói rằng rất mong muốn chuyện hòa bình, ổn định và phát triển trong vùng, cũng như khẳng định rỗ rệt là cái đường chín vạch do Trung quốc áp đặt là không có cơ sở pháp lý hay lịch sử nào hết. Và cũng không phù hợp với qui ước về luật biển của LHQ Ông Lâm Đăng Châu Ông Lâm Đăng Châu: Cộng sản Việt nam họ nói là họ có cái tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc là một cái xã hội dân sự, theo cách nghĩ của họ. Nhưng nếu định nghĩa thế nào là xã hội dân sự theo nghĩ độc lập với chính quyền thì Mặt Trận Tổ quốc không phải là một tổ chức xã hội dân sự đích thực. Nhưng qua theo dõi chúng tôi cũng thấy là ở Việt nam có khoảng 20 tổ chức xã hội dan sự độc lập đang tìm cách phát triển, có các hoạt động hữu ích, nhắm vào các vấn đề dân sinh, môi trường y tế. Tôi thấy đó là những hoạt động đầu tiên, dĩ nhiên trong các xã hội dân sự cũng đã có những hoạt động liên quan đến chính trị, cộng đồng. Chính xã hội dân sự sẽ là nền móng tương lai cho một xã hội dân chủ của đất nước Việt nam. Chúng tôi nghĩ rằng hiện giờ nhiều đoàn thể đang phát triển tại Việt nam cũng đã có ý định liên kết liên hợp với nhau, phối hợp bên trong bên ngoài để mà trao đổi đẩy mạnh những việc làm, hợp tác. Chính vì vậy xã hội dân sự sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa Việt nam trong tương lai. Kính Hòa: Rất cám ơn ông đã giành thời giờ cho đài Á châu tự do thực hiện cuộc phỏng vấn này.
|