Trung Quốc dùng kế ‘không đánh mà thắng’ của Tôn Tử trên Biển Đông (TNO) “Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt so với suy nghĩ truyền thống của phương Tây. Triết lý cơ bản đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong Binh pháp Tôn Tử . Đó là ý tưởng “không đánh mà thắng”, tiến sĩ Alexander Vuving phân tích. Trong hình, Trung Quốc đang cấp tập xây dựng phi pháp trên đá Gạc Ma - Ảnh: Mai Thanh Hải Tiến sĩ Alexander Vuving, chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu các lãnh vực về an ninh châu Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông, ông hiện là Phó Giáo sư tại trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu, Mỹ. Hơn nữa, từ góc độ pháp lý, Trung Quốc không thể đưa ra yêu sách trong một phiên toà rằng những tảng đá hoặc rạn san hô đó nay đã có tư cách như một hòn đảo dựa theo UNCLOS. Ông có cho rằng có một lý do khác đằng sau hay đó chỉ là một trò chơi quyền lực của Trung Quốc? - TS. Alexander Vuving: Chúng ta cần phải nhìn vào việc lấn biển xây đảo mà Trung Quốc đang tiến hành trên Biển Đông từ một góc độ khác hơn so với cách tiếp cận thông thường vốn dĩ tập trung vào các hệ quả về mặt quân sự và pháp lý của các hoạt động này. Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt so với suy nghĩ truyền thống của phương Tây. Triết lý cơ bản đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong Binh pháp Tôn Tử . Đó là ý tưởng “không đánh mà thắng”. Vì vậy, trong khi Trung Quốc rõ ràng là muốn giành chiến thắng trong cuộc chơi, họ muốn đạt được mục tiêu của mình mà không hề phải dùng đến các hành động quân sự. Các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, từ việc lấn biển xây đảo cho đến việc sử dụng Quân Giải phóng Nhân dân cũng như các lực lượng phi quân sự và chiến tranh pháp lý, là các yếu tố của chiến lược "không đánh mà thắng" này. Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên bãi Tư Nghĩa - Ảnh: Mai Thanh Hải Trung Quốc không chuẩn bị cho chiến tranh. Họ đang chuẩn bị cho hòa bình, họ đang chuẩn bị cho chiến thắng mà không cần chiến đấu Bằng cách này, Trung Quốc đang thiết lập một đấu trường mà nó sẽ làm thay đổi từ trong tâm lý các tính toán chiến lược của các quốc gia trong khu vực. Nếu mọi người nhìn vào Biển Đông trong mười năm tới, họ sẽ nhìn thấy một khu vực đầy các căn cứ, các trung tâm hậu cần và các điểm kiểm soát hùng mạnh, và họ có thể kết luận rằng Trung Quốc đã là thế lực thống trị tại Biển Đông rồi. Trong khi đó, Mỹ lại ở xa, không có bất kỳ căn cứ nào tại đây, nên khi xảy ra đụng độ thực sự, Trung Quốc sẽ đủ sức áp đảo các bên tranh chấp khác. Trung Quốc đang mở rộng xây dựng phi pháp trên đá Gạc Ma của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải Bây giờ, những gì Trung Quốc đang làm là biến những bãi đá, chủ yếu là chìm dưới nước từ hàng thập kỷ trước, thành các hòn đảo. Mặc dù một tòa án có thể lập luận rằng những hòn đảo này không phải là đảo được hình thành tự nhiên bởi trước đó chúng đã từng ngập trong nước, việc khiếu kiện sẽ là một quá trình rất phức tạp và kéo dài. Trung Quốc không chuẩn bị cho điều này, họ ngay từ đầu đã từ chối đi đến tòa án. Trước đây đã từng có những vụ việc tương tự. Việc Nhật xây dựng ở Okinotori-shima là tiền đề cho việc biến các đá này thành đảo và đưa ra yêu sách vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý xung quanh các thực thể đó, mặc dù Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ nhìn nhận nó là đá. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong vài năm tới Trung Quốc sẽ đưa ra yêu sách các thực thể mà họ chiếm đóng ở Trường Sa là những hòn đảo và chúng có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Điều này là không hợp pháp và các nước khác sẽ phản đối yêu sách đó. Tuy nhiên, trước khi anh ra toà thì anh không có một phán quyết cuối cùng về việc thực thể đó là đá hay đảo và liệu thực thể đó có đủ tư cách để có vùng đặc quyền kinh tế hay không. Và khi đó chủ thể mạnh nhất trong khu vực sẽ làm chủ tình hình và có thể thực thi các yêu sách đơn phương của họ. Trung Quốc là quốc gia mạnh nhất và về mặt lý thuyết họ có thể làm điều này. Điều này cũng tương tự như với đường lưỡi bò . Đường lưỡi bò có lẽ là điều vô lý nhất trong các vấn đề pháp lý quốc tế. Nhưng Trung Quốc nói rằng đường lưỡi bò này tồn tại trên biển Đông, và họ thực thi nó. Tòa nhà Trung tâm (Sở chỉ huy) với đường ô tô dẫn lên tầng 2 Việc so sánh các phiên bản khác nhau này chỉ ra cho cả thế giới thấy điều này thậm chí còn vô lý hơn. Nhưng một lần nữa hành động này của người Mỹ phản ánh một cách nhìn quá ư “pháp lý chủ nghĩa”. Những gì Trung Quốc đang làm là khác hẳn. Chúng mang nhiều ý nghĩa thực tế và lịch sử hơn là ý nghĩa pháp lý. Điều này cũng liên quan đến lập luận của Trung Quốc về các quyền lịch sử và các vùng nước lịch sử của họ tại Biển Đông .
- TS. Alexander Vuving: ASEAN đang chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Biển Đông. Gần đây Campuchia chấp nhận quan điểm của Trung Quốc trên Biển Đông rằng tranh chấp này là một vấn đề song phương giữa các bên yêu sách, không liên quan đến ASEAN . Nếu bạn biết rằng các nước thành viên như Campuchia, Lào và Brunei đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, thì ASEAN, vốn là một tổ chức hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, không thể có bất kì tiến triển nào trong vấn đề này. Với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, vai trò của ASEAN về vấn đề Biển Đông sẽ ngày càng suy giảm. Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng tuần tra ngang qua Gạc Ma - Ảnh: Mai Than Hải Tôi có thể tưởng tượng một vài “tiểu ASEAN” được dàn xếp giữa một số các thành viên của ASEAN như Việt Nam, Philippines và có lẽ trong tương lai xa là Malaysia, Indonesia và Singapore, và điều này có thể tạo ra một số tác động lên tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng ASEAN với tư cách là một tổ chức sẽ ngày càng trở nên kém thích hợp chính vì sự chia rẽ này. - TS. Alexander Vuving: Các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức của Trung Quốc ở Biển Đông không ngồi yên. Song song với chiến lược “lát cắt xúc xích” của Trung Quốc ở Biển Đông, chúng ta cũng đang chứng kiến một sự gia tăng từng bước tương tự của việc thắt chặt quan hệ và xây dựng liên minh giữa các quốc gia đang phải đối mặt với cùng một thách thức từ Trung Quốc: đó là Việt Nam, Philippines ở bên trong khu vực Đông Nam Á và Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ ở bên ngoài khu vực. Cùng với cả các nước như Indonesia, Singapore và Úc, các nước vốn chia sẻ một số lợi ích đối với các nhóm các quốc gia nòng cốt trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, các nước này đang đến gần nhau hơn. Có một tiến trình chung đó là việc thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia này, đặc biệt là Philippines, Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. - Ông có cho rằng có hy vọng nào cho các yêu sách pháp lý của các nước đang có cùng tranh chấp trên Biển Đông chống lại Trung Quốc để có thể gây ra ảnh hưởng hay nó chỉ là một sự phản đối mang tính biểu tượng nhiều hơn khi Trung Quốc đang phản đối việc phân xử của toà án trong vấn đề này? - TS. Alexander Vuving: Điều này sẽ có một số tác động. Bất kỳ thách thức pháp lý nào chống lại quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông đều sẽ có tác động, mặc dù chúng ta không chắc chắn về mức độ và thời gian của nó. Đây không chỉ là một cử chỉ tượng trưng vì nó sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của dòng chính trên thế giới. Công trình Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên bãi Tư Nghĩa của Việt Nam - Ảnh: Phan Công Bất cứ điều gì mà tòa án đưa ra sẽ được xem là sự thật hoặc ít nhất cũng được xem là phán quyết có thẩm quyền nhất trong tranh chấp này. Nếu tòa án nói rằng đường lưỡi bò là bất hợp pháp, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực tăng cao từ dư luận thế giới. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa án và chỉ trích phiên tòa này thì đối với phần còn lại của thế giới, Trung Quốc là phía làm sai. Điều tương tự cũng sẽ diễn ra với bất kỳ hành động pháp lý nào mà các quốc gia khác có thể tiến hành chống Trung Quốc tại Biển Đông. (còn tiếp..)
|