Hải quân Trung Quốc tập trận: Vô tình hay hữu ý? Cập nhật lúc 06:01, Thứ Ba, 04/05/2010 (GMT+7) Những minh chứng thể hiện nỗ lực cải tổ khả năng quân sự xảy ra trùng khớp với việc Mỹ “bóng gió” chuyện tiếp cận “gây hấn” từ Bắc Kinh về chủ quyền ở Biển Đông.
Tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam gần đây đưa tin, các tàu khu trục và tàu hộ tống từ Hạm đội Bắc Hải (căn cứ tại Thanh Đảo) đã đi qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan để thực hiện một “cuộc tập trận đối đầu” lớn tại Biển Đông. Vài ngày sau đó, nhiều tàu khu trục lớp Sovremenny trang bị tên lửa, tàu khu trục nhỏ, tàu ngầm từ Hạm đội Đông Hải (căn cứ ở Ning Ba) đã đi qua eo biển Miyako của Nhật Bản mà không hề có lời cảnh báo với Tokyo, rồi thực hiện cuộc tập trận chống tàu ngầm ở vùng biển Thái Bình Dương phía đông nam Nhật Bản. Cũng có nhiều thông báo về những phi công hải quân ở một số căn cứ quân sự thuộc Nam Kinh và Quảng Châu thực hiện các cuộc diễn tập tầm xa, kết hợp với gây nhiễu rađa, bay đêm, tiếp nhiên liệu trên không và ném bom… tại Biển Đông. Trong khi khẳng định là chỉ theo lịch trình thông thường, nâng cao khả năng quân sự đúng theo quyền của Trung Quốc, các cuộc diễn tập này còn là một dấu hiệu cho thấy hải quân Trung Quốc đã tiến xa, tiến lớn về phía trước. Một chuyên gia quân sự châu Á bình luận: “Chúng tôi chưa từng thấy điều tương tự trước đây. Cuối cùng, họ đã thể hiện với chúng tôi rằng, họ có thể phối hợp các kỹ năng, các thiết bị hiện đại cùng nhau”. “Phối hợp tất cả cùng nhau” mang ý nghĩa quan trọng. Khả năng chiếm ưu thế bầu trời của quân đội Mỹ ở bất cứ chiến trường nào không chỉ do công nghệ hiện đại, mà còn ở việc phối hợp tận dụng hỗ trợ từ những thiết bị khác. Hoạt động chống tàu ngầm và tiếp nhiên liệu trên không đòi hỏi nhiều hoạt động phối hợp phức tạp, công nghệ cao, chiến đấu và kiểm soát hiệu quả, kỹ năng người vận hành hoàn hảo. Bước tiến của Trung Quốc cho thấy sự gia tăng đáng kể năng lực trong phối hợp hoạt động quân sự. Các cuộc tập trận cũng cần chú ý về địa điểm và thời gian diễn ra. Bằng việc đi qua eo biển Miyako và hoạt động ở các vùng biển tranh chấp, Trung Quốc đang gửi một dấu hiệu tới khu vực rằng, họ đang phát triển khả năng quân sự để bảo vệ cho tuyên bố chủ quyền vùng biển hơn chỉ là lời nói lý thuyết. Những cuộc tập trận kể trên được thực hiện chỉ vài tuần sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg và Giám đốc phụ trách châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia tới thăm Bắc Kinh. Theo tờ New York Times, họ được nói rằng, Biển Đông “là lợi ích tâm điểm” của Trung Quốc. Đây là cụm từ quan trọng với Bắc Kinh, và đề cập tới cách tiếp cận mới gây hấn hơn, khiêu khích hơn. Trung Quốc vẫn luôn khẳng định những Vùng đặc quyền kinh tế của họ tại Biển Đông và Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) yêu cầu quân sự nước ngoài cần có sự cho phép từ Bắc Kinh trước khi có thể đi qua. Dĩ nhiên, các nước khác trong khu vực cũng khẳng định chủ quyền toàn thể hoặc một phần với Biển Đông. Còn Mỹ - nước dù đã ký vào UNCLOS nhưng chưa phê chuẩn - lại khẳng định, Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển quốc tế mà tàu quân sự có thể tự do đi qua. “Chúng tôi không thiện ý với một bên đòi chủ quyền, một quốc gia đòi chủ quyền. Chúng tôi thúc giục thực hiện môi trường yên bình, không gây hấn trong đó các yêu cầu sẽ được thảo luận và có thể, thì giải quyết”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhấn mạnh trong một bài phát biểu năm 2008. Bằng tuyên bố, Biển Đông là “lợi ích tâm điểm” và thực hiện các cuộc tập trận chỉ vài ngày sau đó, Trung Quốc đã có câu trả lời rõ ràng với quan chức quân sự Mỹ: Trung Quốc sẽ hỗ trợ mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của họ với khả năng quân sự đang phát triển mạnh. Một dấu hiệu khác, sâu hơn, ít lộ liễu hơn là: quân đội Trung Quốc đang phát triển mạnh, hải quân PLA giờ đây là đội tiên phong trong nỗ lực hiện đại hoá quân đội Trung Quốc. Bằng việc theo đuổi những công nghệ quân sự hiện đại và phát triển khả năng vận hành, sử dụng, phối hợp hoạt động xa bờ biển, Trung Quốc đang thay đổi cán cân quân sự trong khắp khu vực. Trong khi Mỹ đang điều chỉnh vị trí của mình ở châu Á - Thái Bình Dương để trả lời tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, thì nước này cũng cần phải công nhận rằng, có một động lực chính trị trong cuộc chơi khó có thể bỏ qua. Biển Đông và những vùng duyên hải của Indonesia, Malaysia, cùng Singapore sẽ là những tuyến hàng hải chiến lược của thế kỷ 21. Gần 80% dòng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca; Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có sự phụ thuộc tương tự khi tiếp cận tuyến hàng hải quan trọng này. Thái An (Theo wired
|