VN phản đối TQ về lệnh cấm đánh cá

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Cập nhật: 14:55 GMT - thứ sáu, 7 tháng 5, 2010
    VN phản đối TQ về lệnh cấm đánh cá

    Có nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ ở vùng biển tranh chấp
    Việt Nam nói sẽ phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc sau khi công bố kế hoạch kinh tế và quốc phòng 8,5 tỷ đôla để củng cố vành đai các đảo.

    Các hãng thông tấn đưa tin trong cuộc báo thường lệ hôm 6/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá ngoài Biển Đông của Trung Quốc.

    Phản đối và tự cường

    Khi được hỏi, Phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."

    Bà cũng nói: "Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế."

    Hồi tháng 6 năm ngoái, Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc đã công bố lệnh cấm trong một số khu vực ngoài Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

    Năm nay, phía Trung Quốc nói lệnh có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8.

    Các khu vực này, theo phía Việt Nam, là thuộc Bấm chủ quyền của họ.

    Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc
    Bà Nguyễn Phương Nga
    Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa và liên tục cho tàu tuần tra đến Trường Sa, nơi họ chiếm một số đảo từ 1988.

    Theo báo chí Việt Nam, các chuyến "tuần tra" mới nhất của đội tàu Trung Quốc mang tên Ngư Chính xảy trong tháng 4 này.

    Tuy nhiên, các vụ Bấm bắt giữ ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc diễn ra nhiều tại khu vực gần Hoàng Sa.

    Báo chí Việt Nam cho hay gần đây nhất, 23 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ nhưng được thả về trước sự phản đối của Việt Nam.

    Từ mấy năm qua, nhiều giới tại Việt Nam cũng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ với "hình lưỡi bò" chiếm gần hết vùng Biển Đông.

    Cũng trong tháng 5 năm nay, Việt Nam công bố một kế hoạch phát triển vành đai các đảo, kéo dài 10 năm, trị giá 162,5 nghìn tỷ VND (8,5 tỷ đôla).

    Theo tin các hãng thông tấn, dự kiến kế hoạch này sẽ được thực hiện từ Phú Quốc tới Cát Bà.

    Theo truyền thông Việt Nam, quyết định số 568/QÐ-TTg về "Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành có mục tiêu nhằm "‘xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển đảo".

    Cùng lúc, Việt Nam cũng tăng cường trang bị bằng cách mua tàu chiến và Bấm phi cơ từ các nước khác.


    Trung Quốc liên tục cho tàu 'tuần tra' vùng Biển Đông

    Đối ngoại đa phương

    Tại hội nghị thượng đỉnh của Asean tại Hà Nội tháng 4 vừa qua, các nước thành viên Hiệp hội chỉ bày tỏ "tin tưởng" rằng các bên liên quan sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì an ninh, ổn định tại Biển Đông chứ không đưa ra được văn bản thỏa thuận nào cả.

    Ở vị trí nước chủ nhà và chủ tịch luân phiên của khối, trả lời câu hỏi BBC có mặt tại chỗ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói Asean "tin tưởng rằng với thiện chí của các bên và vì lợi ích chung của khu vực, các bên liên quan sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông (DOC) cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".

    Ông Dũng nói: "Vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an ninh Biển Đông là lợi ích chung và là quan tâm lớn của các nước Asean cũng như các nước trong cả khu vực."

    Ông cũng cho hay: "Các quan chức Asean và Trung Quốc đã thống nhất sẽ sớm nhóm họp để bàn biện pháp thúc đẩy triển khai thực hiện DOC."

    Trong quá trình Bấm "quốc tế hóa" tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, ngoài việc cố gắng tìm ủng hộ trong vùng, Việt Nam cũng hướng tới dư luận và chính giới các quốc gia Phương Tây.

    Trong một động thái như vậy, lần đầu tiên, một Bấm hội thảo về Biển Đông bao gồm quan chức Việt Nam cùng giới học giả tại Mỹ được tổ chức tại Đại học Temple, thành phố Philadelphia vào hôm 25/3/2010.

    Vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp với các nước trong vùng, chủ yếu là Trung Quốc, được bàn từ các góc độ lịch sử, môi trường sống và cả ngư nghiệp.

    Tuy nhiên, chính giới Hoa Kỳ và phương Tây cho tới nay có vẻ như né tránh việc ra công bố chính thức ủng hộ bất cứ bên nào trong các tranh chấp biển đảo ở vùng Đông Nam Á.

    Cùng lúc, các cuộc thăm viếng cao cấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, kể cả giới quân sự và quốc phòng, vẫn diễn ra đều đặn.

    Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam gọi chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ 21 đến 28/04 là cơ hội để hai bên "cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước, tiến tới phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn, rà phá thủy lôi, chống cướp biển..."

    Cuối tháng 4 sang đầu tháng 5, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc dự lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế Thượng Hải Expo 2010 và gặp mặt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

    Hai nước đã và đang có các hoạt động, tuyên bố kỷ niệm 50 năm Bắc Kinh và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao.




    Posted by BBC on May 07, 2010 at 19:13:58:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]