Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông Ngọc Thu luợc dịch theo The Japan Times Mô hình tàu sân bay cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc. Michael Richardson 09-05-2010 Kiểm soát Biển Đông
Trong một cuộc biểu dương lực lượng cho thấy về khả năng thực thi trên biển ngày càng gia tăng, tháng trước hải quân Trung Quốc đã kết thúc việc triển khai tầm xa (1) vào Biển Đông. Việc diễn tập gồm có một số tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc và kéo dài gần ba tuần. Đội tàu nhỏ từ Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc có trụ sở tại Thanh Đảo đi vào quần đảo Trường Sa, tất cả hoặc một phần của quần đảo này do Việt Nam, Philippines và Malaysia đòi chủ quyền. Các tàu Trung Quốc neo tại Đá Chữ Thập, bãi đá đã chiếm của lực lượng Việt Nam trong một trận chiến năm 1988 và bây giờ trở thành một căn cứ của Trung Quốc với một trạm radar cảnh báo sớm. Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc. New York Times Trong khi đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc từ nhiều sân bay khác nhau trên đất liền đã tổ chức các cuộc diễn tập khả năng tàng hình cùng các kỹ năng bay đêm, tiếp nhiên liệu trên không, gây nhiễu radar và các cuộc tấn công giả vờ ném bom vào Biển Đông. Hai tuần trước, cơ quan thực thi nhiệm vụ ngành thủy sản của Trung Quốc đã xác nhận rằng họ bắt đầu tuần tra thường xuyên để bảo vệ tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc trong và xung quanh quần đảo Trường Sa, vài chục (hòn đảo) ở đó là nơi đồn trú của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Cơ quan này nói rằng hai tàu mới được gửi từ đảo Hải Nam của Trung Quốc để thay thế hai tàu đã đi tuần tra trong khu vực từ ngày 1 tháng 4. Các quan chức Trung Quốc nói rằng các tàu đánh cá bằng lưới của Trung Quốc liên tục bị quấy nhiễu và đôi khi bị Việt Nam, Philippines và Malaysia tịch thu, mặc dù thực tế họ đang hoạt động tại khu vực hàng hải của Trung Quốc. Tuyên bố việc triển khai thường xuyên nhằm chống lại cướp biển, chống lại việc bắt giữ và chống lại những cố gắng rượt đuổi các tàu đánh cá Trung Quốc ra khỏi khu vực, ông Liu Tianrong, Phó Cục trưởng cục Quản lý Nghề cá Nam Hải của Trung Quốc cho biết, "cung cấp việc bảo vệ trong khu vực này khỏi các mối đe dọa an ninh đặc biệt sẽ giúp gia tăng các quyền chủ quyền hiện tại của Trung Quốc trên lãnh thổ". Phô trương sức mạnh hải quân Đại diện các nước tham quan tàu ngầm Trung Quốc trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Trung Quốc. Hình chụp từ trang web biethet.com Cùng lúc, hải quân Trung Quốc cho thấy khả năng phối hợp sức mạnh quân sự dấn sâu vào Biển Đông, một hạm đội khác của Trung Quốc bao gồm các tàu chiến trên mặt biển hiện đại và các tàu ngầm chạy bằng hơi nước qua biển Hoa Đông đi vào Thái Bình Dương, phía Nam Nhật Bản, gặp sự phản đối ngay từ phía Tokyo sau khi máy bay trực thăng của Trung Quốc bị cáo buộc đã bay quá gần các con tàu của Nhật Bản. Báo Global Times, tờ báo của chính phủ Trung Quốc, nhận xét hôm 27 tháng 4 rằng, khi Trung Quốc cho mình có nhiều trách nhiệm hơn trong khu vực Đông Á, sẽ có các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế, đặc biệt kể từ khi Hoa Kỳ tăng cường phòng thủ ở phía Tây Thái Bình Dương. "Đương nhiên, sự chuyển đổi của hải quân Trung Quốc sẽ mang lại thay đổi cho mô hình chiến lược ở Đông Á và phía tây Thái Bình Dương đã kéo dài trong năm thập kỷ qua". Global Times nói thêm rằng việc chuyển đổi là tích cực bởi vì Trung Quốc không có ý định "thách thức Hoa Kỳ ở Trung tâm Thái Bình Dương hoặc tham gia vào một cuộc đụng độ quân sự với Nhật Bản ở vùng biển lân cận, mặc dù Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ lợi ích cốt lõi bằng mọi giá". Gần đây, báo New York Times đưa tin, trong tháng 3, Trung Quốc đã nói với hai quan chức cao cấp Hoa Kỳ đang viếng thăm rằng, Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc. Các quan chức Hoa Kỳ đã được trích dẫn khi nói rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt Biển Đông vào danh mục lợi ích cốt lõi của quốc gia, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có nghĩa là, nếu cần, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ việc tuyên bố chủ quyền quốc gia của mình trên đất liền hoặc trên biển trong khu vực. Trong một bài diễn văn tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế hồi tháng 3, ông Teo Chee Hean, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore lưu ý rằng, Trung Quốc thường dùng phương pháp tiếp cận "mềm mại và nhẹ nhàng" trong khu vực Đông Nam Á, "trừ khi lợi ích cốt lõi quốc gia của họ bị đe dọa".
Ô. Trần Chu Chuẩn tướng "Chúng tôi thấy điều này qua việc phản ứng của Trung Quốc hồi năm ngoái đối với việc Malaysia - Việt Nam gửi đệ trình chung lên Ủy ban Liên Hiệp quốc về Giới hạn Thềm lục địa cho các yêu sách của mình ở Biển Đông. Trung Quốc đã trả lời lại ngay ngày hôm sau, với một yêu sách trả đũa rằng (vùng biển của họ) trải dài tới tận ngoài khơi phía Đông Malaysia và quần đảo Natuna của Indonesia". Biện hộ về việc gia tăng hải quân của Trung Quốc, trong một cuộc họp ở Bắc Kinh về Đối thoại Quốc phòng và An ninh ASEAN – Trung Quốc vào cuối tháng 3, ông Trần Chu Chuẩn tướng (2), thuộc Học viện Khoa học Quân sự cho biết, Trung Quốc là "thành viên duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không nhận sự thống nhất hoàn toàn" (3). Ông nói thêm rằng: "Chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách, chẳng hạn như tranh chấp hàng hải với các nước khác." Sự quyết đoán rõ ràng của Trung Quốc ở Biển Đông xảy ra giữa lúc tiếp tục có các sự chia rẽ trong 10 thành viên Hiệp hội Các nước Đông Nam Á về việc có phản ứng hay không và sẽ phản ứng như thế nào. Việt Nam hiện đang giữ chức Chủ tịch ASEAN, nước đang đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ cũng như chuỗi quần đảo Trường Sa, đã không thể đưa cả nhóm cùng hành động như một khối trong giao dịch với Bắc Kinh. Nếu không có một chiến lược thống nhất (giữa các nước) ASEAN, các cường quốc quan tâm khác gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia, cũng sẽ thấy khó hơn để chế ngự Trung Quốc. Michael Richardson là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore. Ghi chú: (2) Senior Colonel: tức Brigadier General, cấp bậc ở giữa Đại tá và Thiếu tướng. (3) Ý trong câu này: Trung Quốc thường hay bỏ phiếu ngược lại với các thành viên khác trong HĐBA Liên Hiệp quốc.
|