Bước phát triển mới của hải quân TQ

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Cập nhật: 09:52 GMT - thứ tư, 12 tháng 5, 2010
    Bước phát triển mới của hải quân TQ

    Dư luận quốc tế, nhất là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gần đây nhắc nhiều tới các hoạt động ngày càng dày đặc của hải quân Trung Quốc.

    Bắc Kinh không dấu diếm tham vọng trở thành cường quốc hải quân, vươn ra xa bờ và khẳng định chủ quyền tại các vùng biển mà Trung Quốc coi là của họ.

    Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies - IISS), trụ sở tại London, vừa có bài xem xét chính sách phát triển của hải quân Trung Quốc và hệ lụy đối với các nước láng giềng.

    Bài viết cho rằng với việc hạm đội Đông Hải với 2 tàu ngầm hạng kilo và 8 tàu chiến hạng Sovremeny của Trung Quốc vượt qua eo biển Miyako hôm 10/04/2010, chỉ cách 140km là tới đảo Okinawa của Nhật Bản, đã đánh dấu giai đoạn mới trong phát triển hải quân của nước này.

    Song song với hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden bên châu Phi, hải quân Trung Quốc cho thấy độ linh hoạt chưa từng thấy và rõ ràng đang đóng vai trò lớn trong các toan tính chiến lược của Bắc Kinh.

    Phân tích gia của IISS nhận xét rằng các hoạt động nói trên xem ra có vẻ trùng hợp với tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

    Khu vực này đang bị tranh chấp nhiều năm nay giữa Trung Quốc với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

    Xung đột căng nhất là giữa Trung Quốc và Việt Nam, quốc gia chính thức coi quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính của mình từ năm 1973. Việt Nam nắm giữ 29 đảo đá và bãi ngầm tại nơi đây, trong khi Trung Quốc có 9. Tàu cá của hai bên thường xuyên hoạt động ở khu vực này.

    Giằng co

    Tháng Ba năm nay, chính phủ Trung Quốc nhận được nhiều kiến nghị của ngư dân nước này, rằng tàu của họ khi đánh bắt gần Trường Sa đã bị tuần duyên Việt Nam làm khó. Để "bảo vệ ngư dân", Trung Quốc quyết định điều tàu ngư chính thuộc loại lớn nhất của họ là tàu 311, cùng tàu 202 nhỏ hơn làm nhiệm vụ hộ tống, từ căn cứ Sanya trên đảo Hải Nam xuống phía Nam hướng về Trường Sa.

    Khi tới Trường Sa, tàu 311 bị một số lượng lớn tàu thuyền của Việt Nam vây quanh.

    Cùng lúc đó, hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc kết thúc hoạt động diễn tập trong 19 ngày tại một khu vực rộng 6.000 hải lý tại Biển Đông và lên đường về nước.

    Việc rút quân của hạm đội này, theo một phóng viên Trung Quốc được cử đi theo tàu ngư chính 311, đã khiến cho tàu Việt Nam còn mạnh bạo hơn.

    Khi tới Trường Sa, tàu ngư chính 311 bị một số lượng lớn tàu thuyền của Việt Nam vây quanh. Phóng viên Trung Quốc nói hôm 08/04 có khoảng 20 tàu thuyền của Việt Nam nhưng tới ngày 10/04 thì con số thuyền Việt Nam lên tới 60. Các tàu thuyền này chỉ cách tàu 311 có 200 mét.
    Phóng viên Trung Quốc đi trên tàu 311
    Phóng viên Trung Quốc nói hôm 08/04 có khoảng 20 tàu thuyền của Việt Nam nhưng tới ngày 10/04 thì con số thuyền Việt Nam lên tới 60. Các tàu thuyền này chỉ cách tàu ngư chính 311 có 200 mét, và người trên đó, không rõ có phải ngư dân hay không, lấy máy chụp hình tàu Trung Quốc.

    Lúc này, chuyện lạ đã xảy ra.

    Thông tin về cuộc diễn tập của hạm đội Đông Hải, lúc đó vừa vượt qua eo biển Miyako và khiến Nhật Bản lên tiếng bày tỏ quan ngại, dường như đã đến tai người Việt Nam.

    Bài viết của IISS dẫn lời phóng viên Trung Quốc trên tàu 311 nói ngày 12/04, các tàu Việt Nam biến mất khỏi khu vực, không còn một tàu nào.

    Các tin tức mà hải quân Trung Quốc cố ý tung ra về đợt diễn tập của hạm đội Đông Hải đã khiến cho Việt Nam phải e dè. Sau khi đạt mục đích, hạm đội này cũng không tiến xuống phía nam nữa mà chỉ hoạt động tập trận ở ngay tại chỗ.

    Điều đáng nói là các hoạt động mạnh mẽ và quy mô chưa từng thấy tại các vùng Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) cho thấy chiến lược mới của hải quân Trung Quốc.

    IISS nhận định rằng Việt Nam và các nước Đông Nam Á sẽ phải chấp nhận một thái độ mạnh bạo hơn của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong hai tháng Ba và Tư năm nay, ít nhất 19 tàu chiến Trung Quốc đã có mặt tại Biển Đông.

    Nhật Bản và các nước quanh Đông Hải cũng phải chịu cảnh các tàu chiến Trung Quốc đi lại thường xuyên hơn qua đây ra Thái Bình Dương.

    Tuy nhiên, theo phân tích gia của IISS, "trọng tâm chủ đạo của hải quân Trung Quốc là bảo vệ, chứ không mở rộng chủ quyền".

    Hiện đại hóa

    Để làm công việc đó, hải quân Trung Quốc đã trải qua quá trình hiện đại hóa nhanh chóng trong suốt một thập niên nay.

    Tàu chiến Trung Quốc nay thao diễn quy mô ở tầm khá xa bờ. Hải quân Trung Quốc cũng đang tiếp tục được đầu tư thêm với các dự án xây tàu sân bay và mua tàu ngầm mới.

    Hải quân đóng vai trò ngày càng lớn trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đồng thời cho thấy khả năng tác chiến ngày càng linh hoạt.

    Các cuộc diễn tập mới đây đòi hỏi khả năng điều phối và kiểm soát vượt trội, có sự phối hợp của cả tàu ngầm lẫn chiến đấu cơ, như các loại J-10, JH-7 và J-8, từ các căn cứ ở Nam Kinh và Quảng Châu.

    Các hoạt động được thao diễn bao gồm bay đêm, bay tàng hình, thử thiết bị chống radar, tiếp nhiên liệu trên không và chiến dịch giả ném bom ở Biển Đông.

    Các khu vực hoạt động truyền thống xưa nay đã thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Thí dụ hạm đội Đông Hải nay không chỉ còn để đối phó với Đài Loan, và cả hai hạm đội Bắc Hải và Nam Hải hiện đều tham gia hoạt động ở Biển Đông.

    Trung Quốc đã đặt mục tiêu trở thành cường quốc hải quân xa bờ vào năm 2050. Bài viết của IISS cho rằng lượng đầu tư khổng lồ và hàng không mẫu hạm đầu tiên ra mắt vào năm 2012, nước này đang tiến nhanh trên con đường đạt mục tiêu đó.




    Posted by BBC on May 12, 2010 at 07:56:48:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]