ASEAN muốn hoàn tất bộ quy tắc ràng buộc về Biển Đông Điều kỳ vọng là chúng ta có thể tiến xa thêm nữa trên vấn đề này. Tháng 4 vừa rồi đã có một cuộc họp của nhóm công tác ở Việt Nam. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi hy vọng đạt được một số tiến bộ liên quan các khía cạnh kỹ thuật của COC (Bộ Quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc hơn Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên (DOC), được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002). Tất nhiên, đang có cái mà các bạn gọi là sáng kiến COC, và chúng ta đang cố gắng để thực thi nó, cố gắng tiến xa thêm nữa trên vấn đề này. Nó đang được được thảo luận ở cấp chuyên viên, kỹ thuật như tôi đã nói. Cho nên sáng kiến chính quan trọng nhất vẫn là COC. An toàn hàng hải - xương sống lợi ích “…ASEAN khẳng định lại tầm quan trọng của Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) với tư cách một văn kiện mang tính cột mốc giữa ASEAN và Trung Quốc, thể hiện cam kết chung nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau và bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực. Cần tăng cường các nỗ lực đảm bảo thực hiện hiệu quả Tuyên bố và trông đợi việc hoàn tất một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực tại biển Đông (COC). ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tôn trọng tự do hàng hải và tự do hàng không bên trên Biển Đông như đã được qui định trong các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế...” - Tuyên bố chung của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tại Hội nghị ở Hà Nội. Trung Quốc đã tuyên bố như vậy trước đây. Tại hội nghị lần này, tôi chưa nghe thấy họ nói nhưng tôi tin rằng ai cũng biết lập trường của Trung Quốc là thế nào. Còn đối với ASEAN và tất cả các bên liên quan, tôi nghĩ rằng việc giữ cho con đường hàng hải tự do và an toàn là điều có lợi nhất với mọi người. Bởi vì đó là xương sống cho thương mại, giao thông của tất cả chúng ta, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, để đi sang phía tây. Ông đề cập đến việc các bên liên quan tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử trong vấn đề Biển Đông. Để có cơ chế giải quyết hiệu quả, liệu mọi thứ sẽ dừng ở COC hay có kỳ vọng gì về một bộ quy tắc thậm chí mạnh mẽ hơn nữa không? Ít nhất chúng ta phải làm cho nó có hiệu lực, rồi sau đó mới nghĩ thêm những cách khác để nâng cao hơn, nhằm đảm bảo cho con đường hàng hải được tự do, an toàn và an ninh. Bởi tất cả nền thương mại, vận tải và sự phồn thịnh kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào điều này. Ba nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) thừa nhận rằng 85 - 90% nguồn nhiên liệu của họ đi qua Đông Nam Á. Biển Đông là hành lang cực kỳ quan trọng với tất cả chúng ta. Nhiều quốc gia trong khu vực bỏ tiền mua tàu ngầm. Cơ chế như thế nào để các nước thông báo những trang bị năng lực của họ? Tất nhiên chúng ta có cái gọi là Sách trắng Quốc phòng, để cho chúng ta tin tưởng lẫn nhau hơn, minh bạch hơn về chính sách của từng nước. Hiện giờ, chúng tôi đang cố lôi kéo các quốc gia thành viên cùng công bố cho tất cả các bên biết, đặc biệt là trong ARF, họ đang định làm gì, có kế hoạch mua vũ khí gì, qua đó cải thiện lòng tin với nhau. Điều đó là cần thiết để bảo đảm ổn định và an ninh trong khu vực. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản Sobashima: Trong bối cảnh đó, luật quốc tế cần được tôn trọng và các quốc gia liên quan nên có quyền tham gia an toàn hàng hải. Cụ về Biển Đông, chúng tôi ủng hộ lập trường và hy vọng các bên liên quan tuân thủ bộ Quy tắc DOC đã được ký năm 2002.
|