Phản ứng của Trung Quốc về hợp tác hải quân Mỹ-Việt Gia Minh, Biên tập viên RFA Một sĩ quan biên phòng Việt Nam nhìn ra phía khu trục hạm Mỹ USS John S. McCain neo đậu tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 8 năm 2010. Tuần này hải quân Việt Nam và Hạm đội 7 của Hoa Kỳ lại thực hiện một loạt những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao của hai phía. Quốc tế hóa Biển Đông Theo tôi nghĩ chuyện này không có gì lớn lắm đâu vì trước đây Trung Quốc cũng đón tàu Mỹ, lên tàu Mỹ, hợp tác với Mỹ về hạt nhân… Tại sao giờ họ lại cấm chúng tôi? Họ nói tôn trọng độc lập, chủ quyền, tự do của mỗi nước; nhưng việc làm của họ như thế chứng tỏ họ ‘bá quyền, nước lớn’. Nói theo kiểu Trung Quốc là ‘chỉ cho phép quan châu phóng hỏa, chứ không cho phép dân đen đốt đèn’. Gia Minh: Còn phía Việt Nam, cách hành xử như hiện nay ra sao? Ông Dương Danh Dy: Với tư cách một người nghiên cứu tôi thấy có hai khả năng: một là người ta có thể cảm nhận đây là sự khuất phục trước sức ép của đối phương; thứ hai có thể là một cách làm theo kiểu Việt Nam- ‘đòn gió, thế nọ - thế kia’; ai biết ‘hư thực’ thế nào? Việt Nam càng làm rùm beng, thiên hạ càng chú ý thì càng có lợi cho Việt Nam thôi. Theo tôi đây là thắng lợi của chính nghĩa chứ không phải của riêng Việt Nam, vì hiện nay tất cả các nước Đông Nam Á đều tán thành quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông, chứ không thể song phương được. Ông Dương Danh Dy Gia Minh: Đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương; vậy khi làm rùm beng lên thế Việt Nam đã đạt được thắng lợi? Ông Dương Danh Dy: Theo tôi đây là thắng lợi của chính nghĩa chứ không phải của riêng Việt Nam, vì hiện nay tất cả các nước Đông Nam Á đều tán thành quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông, chứ không thể song phương được. Ai cũng biết Trung Quốc muốn đàm phán song phương như biện pháp bẻ gãy từng chiếc đũa một. Những tuyên bố của Trung Quốc gần đây như ‘vấn đề Biển Đông là cốt lõi của Trung Quốc’, càng làm cho các nước ASEAN đã đoàn kết nay lại đoàn kết thêm, đã thấy cần phải quốc tế hóa nay lại càng phải quốc tế hóa hơn. Gia Minh: Ngoài việc quốc tế hóa, các nước Đông nam Á cũng phải trang bị cho mạnh lên, việc trang bị của Việt Nam theo ông thấy thế nào? Ông Dương Danh Dy: Nếu so sánh tay đôi, Việt Nam yếu hơn Trung Quốc rất nhiều; nhưng Việt Nam có lợi thế là sự đồng tình của quốc tế, của các nước trong khu vực. Theo suy nghĩ thực của tôi thì trong quá trình dựng nước và giữ nước giữa Việt Nam và tư tưởng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc qua các thời kỳ phong kiến vua chúa cho đến nay, Việt Nam nếu thua chỉ là tạm thời và cuối cùng toàn thắng. Nếu không sao có được nước Việt Nam như hiện nay mà chỉ là một tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Sau 1000 năm Bắc thuộc mà Việt Nam vẫn đứng lên như một nước thì chuyện Biển Đông cũng như thế thôi. Chuyện dài Biển Đông Các thủy thủ từ Khu trục hạm USS John S. McCain (phải) chào và bắt tay với sĩ quan hải quân Việt Nam trong một buổi lễ chào đón tại cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng vào ngày 10 Tháng 8 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam Ông Dương Danh Dy: Về mặt chứng cứ thì Việt Nam có chứng cứ cho thấy từ lâu đời đã có chủ quyền lâu đời về lịch sử đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Không ai chối cãi được và nhiều bạn bè quốc tế làm việc với tôi cũng công nhận điều đó. Chứng cứ của phía Trung Quốc rất mơ hồ. Vừa rồi họ có bài ‘nói phét’ từ thời Tây Hán quần đảo Trường Sa là của họ. Tôi nghiên cứu sách vở thấy cuốn sách họ nói đã thất lạc từ thời Tống, đoạn mà họ thêm vào để chứng minh về quần đảo Trường Sa thì đến thời Mãn Thanh mới viết lại. Năm 2009, nhà xuất bản Quảng Đông mới xuất bản sách đó. Từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Trung Quốc không có một tấc đất cắm dùi trên Biển Đông. Thế nhưng 48 năm sau, bằng sức mạnh quân sự, họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, và một số bãi, đảo trên Trường Sa của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á nữa. Gia Minh: Trong tình thế Trung Quốc đã chiếm giữ như thế và lại có sức mạnh, thì Việt Nam ngoài việc lên tiếng còn cần phải làm gì nữa? Ông Dương Danh Dy: Biển Đông là vấn đề lâu dài, nhưng quyết tâm của Việt Nam không thay đổi. Đời này đòi không được, đời sau đòi. Không phải Trung Quốc mãi mãi mạnh. Ví dụ Anh từng một thời ‘bá chủ thế giới’; Mỹ từng có lúc tự tung tự tác. Ai có thể nói Trung Quốc mãi mãi mạnh. Vấn đề chủ quyền Biển Đông chúng ta không đời nào buông. Biển Đông là vấn đề lâu dài, nhưng quyết tâm của Việt Nam không thay đổi. Đời này đòi không được, đời sau đòi. Vấn đề chủ quyền Biển Đông chúng ta không đời nào buông. Ông Dương Danh Dy
Ông Dương Danh Dy: Một đường lối, chính sách cần phải có thời gian tương đối dài mới có thể đánh giá được. Theo tôi thấy về vấn đề Biển Đông, Nhà nước Việt Nam từ tháng hai 2009 (khi Việt Nam đứng ra tổ chức hội nghị quốc tế về Biển Đông) đến nay có nhiều điều tương đối rõ ràng hơn, tỏ rõ ý chí bảo vệ chủ quyền hơn, rồi có những bước đi cần thiết đối với những nước bạn trong ASEAN, cũng như với Mỹ, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản- những nước quan tâm vấn đề này. Ý đồ bành trướng, bá quyền của Trung Quốc ghê gớm lắm nên đây là cuộc đấu tranh rất gay go, khó khăn, lúc tiến, lúc thoái, lúc tạm thời thất bại, chứ không phải có thể mong toàn thắng ngay với người Trung Quốc. Gia Minh: Trong thời đại ngày nay có những thế khác hơn? Ông Dương Danh Dy: Có thế khác hơn, nhưng Trung Quốc giỏi lợi dụng mâu thuẫn, trao đổi mua bán quyền lợi nên vấn đề không đơn giản đâu. Tình hình hiện nay có diễn biến mới, giới cầm quyền Trung Quốc phải tỉnh táo trong nội bộ không để nhóm diều hâu thắng thế, chứ không chẳng biết điều gì xảy ra đâu. Gia Minh: Cám ơn ông.
|