Biển Đông Nam Á hay Biển Nam Trung Hoa

    [Tintuc-hoangsatruongsa]

    Biển Đông Nam Á hay Biển Nam Trung Hoa

    Mặc Lâm, phóng viên RFA
    2010-10-14
    Trong nỗ lực đổi tên biển Nam Trung Hoa thành Biển Đông Nam Á, tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation đang vận động hàng ngàn chữ ký của nhiều dân tộc khác nhau để tìm sự xác lập lại cái tên chính xác của khu vực tranh chấp này.


    Courtesy Middlebury.edu

    Các quốc gia khu vực biển đông.


    Cần sự đồng tình của nhiều quốc gia ĐNÁ
    Mặc Lâm phỏng vấn ông Lý Kỉnh Dương, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của tổ chức này để biết thêm chi tiết.
    Mặc Lâm: Thưa ông, việc vận động chữ ký của người Việt để thay thế tên Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa thành Biển Đông Nam Á, ông nghĩ nó sẽ có tác dụng gì và sau khi chữ ký được tập trung thì công việc kế tiếp sẽ là gì ?
    Lý Kỉnh Dương: Không phải chúng tôi là những người nghĩ ra vấn đề cần phải đổi tên biển này, mà tôi nghĩ là nhiều người, nhiều học giả cũng đã viết những bài trước đây, trước khi chúng tôi đưa ra việc vận động đổi tên biển này. Bởi vì đó là một phương thức ôn hòa nhưng rất thiết thực.
    Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là một cái tên trước kia do thương nhân người Bồ Đào Nha chưa biết đến vùng này nhiều, nên người ta mới gọi cái tên biển đó. Vì nó nằm ở phía Nam của nước Trung Hoa
    Thiết thực là vì cái tên Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là một cái tên trước kia do thương nhân người Bồ Đào Nha chưa biết đến vùng này nhiều, nên người ta mới gọi cái tên biển đó. Vì nó nằm ở phía Nam của nước Trung Hoa, tức là cái biển đó nằm ở phía Nam của một nước lớn, thành thử về mặt địa lý thì chúng có cái chính nghĩa, cái logic để mà đòi hỏi đổi tên biển.
    Mặc Lâm: Ông nghĩ là tổ chức nào của thế giới có thẩm quyền để thay đổi tên biển, thưa ông?
    Lý Kỉnh Dương: Về vấn đề thẩm quyền thì tôi không nghĩ rằng tổ chức nào có thẩm quyền cả, nhưng họ xét lại vấn đề. Trong nội dung của bản kiến nghị đó thì chúng tôi đưa ra lý do tại sao chúng ta cần phải đổi tên. Không biết anh có để ý tới vụ đổi tên quần đảo Hoàng Sa mà chúng ta yêu cầu Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ (National Geographic Society) làm hay không?
    Hải quân Trung Quốc thường xuyên biểu dương lực lượng ở vùng biển Nam Hải. AFP Họ không phải là một cơ quan thẩm quyền về vấn đề chính trị mà họ chỉ làm bản đồ thôi. Nhưng tiếng nói của họ có ảnh hưởng về giáo dục thì chúng ta yêu cầu điều đó và họ thấy đúng nên họ đổi theo yêu cầu của chúng ta. Kiến thức của nhân loại cần phải cập nhật hóa đối với tình hình thực tế.
    National Geographic Society không phải là một cơ quan thẩm quyền về vấn đề chính trị mà họ chỉ làm bản đồ thôi. Nhưng tiếng nói của họ có ảnh hưởng về giáo dục thì chúng ta yêu cầu điều đó và họ thấy đúng nên họ đổi theo yêu cầu của chúng ta
    Những đối tượng mà chúng tôi yêu cầu gồm có 11 hội địa lý trên thế giới, và trong đó có Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ là hội địa lý lớn nhất. Ngoài ra chúng tôi cũng gởi yêu cầu này đến các lãnh đạo của của 11 quốc gia Đông Nam Á.
    Đối với kiến thức của nhân loại về vùng biển đó về mặt địa lý thì các cơ quan truyền thông, những cơ sở địa lý giáo dục họ đổi lại như vậy.
    Ngay cả ông Tổng Thống Phi Luật Tân vừa rồi cũng nói rằng hy vọng chúng ta không phải gọi biển này bằng cái tên "Biển Nam Trung Hoa". Có nghĩa là ông ta là một vị tổng thống, ông ta không có cái quyền đổi tên, mà ông chỉ "hy vọng". Cái từ "hy vọng" ở đây có nghĩa rằng là mọi người ở Đông Nam Á hãy cùng vận động để đổi tên biển này lại cho nó phù hợp với hoàn cảnh địa lý của chúng ta.
    Ngay cả ông Tổng Thống Phi Luật Tân vừa rồi cũng nói rằng hy vọng chúng ta không phải gọi biển này bằng cái tên "Biển Nam Trung Hoa"
    Kiến nghị thư này sẽ đến những hội địa lý của các nước đó với những người dân đang ủng hộ chúng ta, đồng thời đưa kiến nghị thư đến các vị nguyên thủ lãnh đạo các nước Đông Nam Á.

    Đổi tên chỉ là cho phù hợp với vùng địa lý Đông Nam Á
    Mặc Lâm: Ông vừa nhắc đến các vị lãnh đạo Đông Nam Á, thế ông có dự kiến là thế lực của Trung Quốc có thể cản trở ước muốn đổi tên biển này hay không, đặc biệt là về vấn đề ngoại giao và bang giao với Trung Quốc, thưa ông?
    Lý Kỉnh Dương: Vâng. Chúng ta thấy rằng Trung Hoa từ hồi nào tới giờ họ vẫn dùng mọi hình thức ngoại giao để mà khống chế một vài nước ở trong vùng Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông. Họ nằng nặc đòi vấn đề song phương chứ không phải đa phương, thì về vấn đề đổi tên biển họ có khả năng khống chế hay không?
    Nếu không có chiến dịch này mà chỉ có các vị nguyên thủ lãnh đạo của các nước đó đưa vấn đề này ra cho Trung Hoa thì họ có thể "lobby" để khống chế chuyện này, cho nên làm thế nào để thế giới lên tiếng rằng vấn đề này là của Đông Nam Á chứ không phải thuộc chính quyền nước Đông Nam Á, cho nên người dân Đông Nam Á, trong đó có người dân Việt Nam, phải lên tiếng để các vị nguyên thủ lãnh đạo đó không có cách nào lựa chọn được cả.
    Trung Hoa từ hồi nào tới giờ họ vẫn dùng mọi hình thức ngoại giao để mà khống chế một vài nước ở trong vùng Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông. Họ nằng nặc đòi vấn đề song phương chứ không phải đa phương
    Cho dù Trung Hoa khống chế họ, họ có thể nói "cái này không phải của tôi, cái này là của dân tôi muốn". Một khi người dân Khu vực biển đang có tranh chấp được gọi là Biẽn Đông Nam Á muốn, đa số đông đảo như vậy thì Trung Hoa không thể ảnh hưởng được; họ không thể khống chế được.
    Trước mắt chúng ta thấy là sẽ được một chứ ký của ông tổng thống Phi Luật Tân rồi. Khi ông ta nói như vậy ở cuộc hội nghị ASEAN tại New York vừa rồi là ông ta đại diện cho các quốc gia Đông Nam Á mà ông ta nói, chứ không phải ông nói với tư cách riêng của ông. Điều đó là điều quan trọng.
    Ông là phát ngôn viên cho Đông Nam Á trong kỳ hội nghị ở New York đó, cho nên đó là một điều đáng mừng. Đó là một tín hiệu khi mà vị tổng thống đó nói ra là các nước Đông Nam Á cũng đồng thuận. Nếu có cơ hội chúng ta sẽ đổi tên biển.
    Mặc Lâm: Kinh nghiệm cho thấy quần đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc mang hai tên khác nhau; Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku. Như vậy tại sao Việt Nam lại phải đổi tên để có thể xác lập chủ quyền của mình trong khi mình đã có cái tên là "Biển Đông" được gọi từ cả trăm năm nay rồi, thưa ông?
    Lý Kỉnh Dương: Thưa anh, anh nói đúng. Bây giờ chúng ta cũng vẫn gọi là Biển Đông. Có phải đổi tên biển là xác định chủ quyền ở đó hay không? Điều đó là không phải. Nó không đúng như vậy.
    Đổi tên thành Biển Đông Nam Á để khẳng định cái thái độ của vùng Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, rằng chúng tôi không chấp nhận người Trung Hoa xâm chiếm vùng biển này, chứ không có nghĩa chúng ta đổi tên biển là chúng ta nói biển này là thuộc Đông Nam Á
    Anh đưa ví dụ của quần đảo Điều Ngư - Senkaku có tranh chấp giữa hai nước đó thì hoàn cảnh tranh chấp ở đó so với của chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa thì nó khác biệt rất nhiều. Về vấn đề lịch sử đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì chúng ta rất là minh bạch; chúng ta có thể đưa ra bằng chứng cho các nhà sử học thế giới để mà nghiên cứu vấn đề này một cách công khai và không cần phải e dè gì cả.
    Sở dĩ chúng ta cần phải đổi tên biển này thành Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) là do cái thế bắt buộc trong thời gian hiện tại này. Đổi tên thành Biển Đông Nam Á để khẳng định cái thái độ của vùng Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, rằng chúng tôi không chấp nhận người Trung Hoa xâm chiếm vùng biển này, chứ không có nghĩa chúng ta đổi tên biển là chúng ta nói biển này là thuộc Đông Nam Á.
    Nó không mang cái ý nghĩa đó ở đây, mà chỉ để gọi tên cho nó phù hợp với vùng địa lý Đông Nam Á mà thôi, chứ không có khẳng định rằng biển này "thuộc Đông Nam Á".
    Trong kiến nghị thư chúng ta không bao giờ nói điều đó cả. Nhưng để phù hợp với hoàn cảnh địa lý, đó là trên mặt lý luận với những đối tượng mà chúng ta đưa kiến nghị thư này đến, và ngay cả đối với người Trung Hoa chúng ta cũng phải lý luận vấn đề đó. Chúng tôi tin chắc là người Trung Hoa không có lý do gì để phản đối vấn đề này một cách công khai.
    Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi ngày hôm nay.





    Posted by RFA on October 15, 2010 at 02:43:40:


    [Tintuc-hoangsatruongsa]