Áp lực Biển Đông lên ASEAN Sự thiếu thống nhất và thiếu đoàn kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong những vấn đề liên quan đến Biển Đông dẫn đến việc ASEAN chỉ có một sức mạnh thương lượng thấp đối với các nước lớn như Trung Quốc. Trong diễn văn nhậm chức tại Hội thảo về triển vọng hợp tác và hội tụ những vấn đề và những động lực ở Biển Đông, Dewi Fortuna Anwar, nữ Chủ tịch của Viện Dân chủ và Nhân quyền thuộc Trung tâm Habibie phát biểu: “Với tiềm năng làm suy yếu an ninh khu vực, Biển Đông không phải là mối quan tâm chỉ của các nguyên đơn”. Bà Dewi, cũng là cố vấn đặc biệt về chính trị và quan hệ quốc tế cho Phó Tổng thống Indonesia, tiếp tục lưu ý rằng việc quân đội Thái Lan và Campuchi tham gia vào những cuộc xung đột biên giới “cho thấy việc tranh chấp lãnh thổ - nếu không được quản lí tốt – có thể gây ra những mâu thuẫn giữa các nước láng giềng”. Hội thảo này do Trung tâm Habibie, một trung tâm nghiên cứu của Indonesia và Viện chiến lược CASS của Ấn Độ phối hợp tổ chức. Trung Quốc, bốn nước ASEAN gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam - và Đài Loan đã có những xác nhận chồng chéo về các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông, tạo ra một sự xa cách giữa người khổng lồ châu Á và bốn nước thành viên ASEAN. Ước tính trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở khu vực Trường Sa lên tới 17,7 tỉ tấn, biến khu vực này thành nơi dự trữ dầu khí lớn thứ tư thế giới. Vì những lợi ích quốc gia xuất hiện trong những yêu cầu của bốn nước ASEAN, nhóm khu vực đang ngày càng trở nên chia rẽ và tỏ ra bất lực trong việc “thống nhất và đoàn kết”, Baladas Ghoshal, một học giả Đông Nam Á từ Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ở New Delhi, Ấn Độ cho biết. Ông cho rằng ASEAN đang chia rẽ rõ ràng, ví dụ là xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. “Cuộc tranh luận với những lời châm chọc giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejajiva không hề lịch sự”, ông Ghoshal nói. Ông cho rằng ASEAN có vai trò quan trọng đối với nhóm nước thành viên đang chống đỡ với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Ông Ghoshal cũng nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc ASEAN khuyến khích các đối tác khác như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Autralia cùng giải quyết những tranh chấp liên quan tới Biển Đông. “ASEAN không thể đứng đơn độc trong việc chống lại Trung Quốc”, ông Ghoshal nói. “Việc chúng ta có thể làm là lên hệ với những quốc gia như Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản, gửi một thông điệp Trung Quốc rằng quốc gia này không thể làm bất kì điều gì với ASEAN”. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono, cũng có mặt tại hội thảo, nhận xét vai trò của Ấn Độ và Nhật Bản ở Biển Đông “vẫn còn tồn tại”: “Nhật Bản và Ấn Độ muốn đóng vai trò của những nền văn minh toàn cầu được thừa nhận bởi tất cà các quốc gia khác, bao gồm cả các nước phương Tây – đặc biệt là Mỹ”. Mahmud Syaltout, quan sát viên tại ĐH Thương mại Quốc tế Indonesia phát biểu rằng ASEAN bị chia rẽ trong những tranh chấp về Biển Đông vì mỗi thành viên có mức độ giao dịch thương mại, đối xứng, phụ thuộc và những phương thức có stính khu vực khác nhau trong quan hệ song phương của họ với Trung Quốc. Do đó, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines nên giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở cấp khu vực cùng với các thành viên ASEAN hơn là theo đuổi cấp độ song phương, ông nói. Hà Nguyễn (Theo The Jakarta Post)
|